image banner
V/v Hưởng ứng Cuộc thi “Sáng kiến, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả thông qua hoạt động văn hóa ở cơ sở”
THỂ LỆ Cuộc thi “Sáng kiến, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả thông qua hoạt động văn hóa ở cơ sở” Thực hiện Quyết định số 680/QĐ-BVHTTDL ngày 25/3/2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch tổ chức cuộc thi “Sáng kiến, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả thông qua hoạt động văn hóa ở cơ sở” (sau đây gọi là cuộc thi) và Quyết định số 765/QĐ-BVHTTDL ngày 31/3/2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập Ban Tổ chức và Tổ Thư ký cuộc thi, Ban Tổ chức cuộc thi ban hành Thể lệ cuộc thi gồm các nội dung như sau: 1. Mục đích cuộc thi a) Tìm kiếm, tôn vinh, nhân rộng những sáng kiến, mô hình PBGDPL tiêu biểu đang được triển khai trong thực tiễn hoặc có thể áp dụng rộng rãi, hiệu quả vào thực tiễn thông qua hoạt động văn hóa ở cơ sở; thiết thực hưởng ứng chủ đề công tác năm 2022 của Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: “Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở và công tác tổ chức cán bộ”. b) Tuyên truyền, vận động mọi cá nhân, tổ chức tham gia vào công tác PBGDPL; đa dạng hóa các hình thức PBGDPL, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL thông qua các hoạt động văn hóa ở cơ sở. 2. Yêu cầu cuộc thi a) Cuộc thi cần đảm bảo chất lượng, hiệu quả, thu hút đông đảo các cá nhân, tổ chức trên toàn quốc tham gia; đảm bảo chủ động, linh hoạt, thích ứng, kiểm soát an toàn dịch COVID-19. b) Các sáng kiến, mô hình PBGDPL phải có tính khả thi, thiết thực, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn. 3. Đối tượng dự thi Cá nhân, nhóm cá nhân là công dân có quốc tịch Việt Nam, hiện đang sinh sống, làm việc, học tập tại Việt Nam và các tổ chức trong nước (Thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Tổ Thư ký không được dự thi). 4. Chủ đề, nội dung và hình thức thi a) Chủ đề, nội dung thi - Những sáng kiến, mô hình hiệu quả thông qua các hoạt động văn hóa cơ sở để PBGDPL (như: sáng kiến, mô hình biểu diễn nghệ thuật quần chúng, chiếu phim lưu động, thư viện lưu động, tuyên truyền lưu động, tuyên truyền trực quan, sinh hoạt văn hóa cộng đồng, lễ hội, quy ước dòng họ…gắn với phổ biến, tuyên truyền, giới thiệu, quán triệt các chủ trương, chính sách, quy định mới của pháp luật và vận động người dân, gia đình thực hiện tốt các quy định của pháp luật). - Những sáng kiến, mô hình hiệu quả đang được triển khai trong thực tiễn hoặc có thể áp dụng hiệu quả vào thực tiễn, qua đó vận động mọi người dân nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật. b) Hình thức thi Cuộc thi được tổ chức dưới hình thức thi viết (khuyến khích minh họa bằng các hình ảnh, clip, tư liệu, tài liệu liên quan). 5. Yêu cầu của bài dự thi a) Yêu cầu về nội dung - Đúng chủ đề, nội dung theo Thể lệ, không vi phạm các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan, báo chí và các quy định khác có liên quan. Bài thi cần cung cấp các thông tin sau: + Tên sáng kiến, mô hình; + Đối tượng, địa điểm áp dụng trong thực tiễn; + Hình thức tổ chức thực hiện; + Các bước tổ chức thực hiện; + Tác động, hiệu quả của sáng kiến, mô hình; + Đánh giá tính khả thi, giải pháp nhân rộng mô hình. - Có nội dung trung thực, thông tin khách quan, có sức thuyết phục; mang tính thực tiễn, có khả năng ứng dụng, nhân rộng hiệu quả. - Chưa đạt giải tại các cuộc thi khác. - Không được sao chép lại tác phẩm của người khác; tác phẩm chưa được gửi tham gia bất cứ cuộc thi nào (nếu trích dẫn nội dung, hình ảnh, tư liệu để minh họa phải có chú thích rõ ràng). - Số lượng bài dự thi: Không hạn chế. b) Yêu cầu về hình thức - Trình bày bằng tiếng Việt, ngắn gọn, dễ hiểu, rõ ràng, dưới dạng bài viết tay, đánh máy (khuyến khích minh họa bằng các hình ảnh, clip, tư liệu, tài liệu liên quan). Trường hợp bài dự thi có nhiều trang phải đóng lại thành quyển, đánh số trang theo thứ tự (khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin, các hình thức thể hiện sáng tạo). - Trang bìa ngoài bài dự thi yêu cầu ghi rõ họ tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; nghề nghiệp, đơn vị công tác (nếu có); địa chỉ, số điện thoại liên hệ, email (nếu có) của người dự thi. Ghi rõ tên nhóm, tổ chức; họ và tên người đại diện; địa chỉ, số điện thoại liên hệ, email của nhóm, tổ chức dự thi. 6. Thời gian dự thi và địa chỉ nhận bài dự thi a) Thời gian nhận bài dự thi bắt đầu kể từ ngày phát động cuộc thi đến hết ngày 30/9/2022 (tính theo dấu bưu điện kiểm chứng và thời gian nhận email) b) Địa chỉ nhận bài dự thi: Bài dự thi gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Vụ Pháp chế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, địa chỉ: số 51-53 Ngô Quyền, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội và qua email: vpc@bvhttdl.gov.vn. Trên bao bì thư gửi bài tham dự cuộc thi tác giả cần ghi rõ: Bài tham gia cuộc thi “Sáng kiến, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả thông qua hoạt động văn hóa ở cơ sở”. Thông tin liên hệ: Vụ Pháp chế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, số điện thoại: 024.39438231, máy lẻ: 164, di động: 0915.281.996 (đ/c Dương Trần Minh). 7. Sử dụng bài dự thi a) Bài dự thi (đạt giải hoặc không đạt giải) không trả lại tác giả. Ban Tổ chức được quyền sử dụng bài dự thi để phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nghiên cứu, đào tạo. b) Ban Tổ chức được lựa chọn các bài dự thi đạt giải để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Báo Văn hóa. 8. Tổ chức chấm thi a) Ban Giám khảo do Ban Tổ chức thành lập, tổ chức chấm thi đảm bảo chính xác, công tâm, khách quan và khoa học; chấm thi theo Quy chế chấm thi do Ban Tổ chức ban hành. b) Sau khi có kết quả chấm thi, Ban Tổ chức sẽ công bố danh sách bài dự thi đạt giải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tổ chức tổng kết, trao giải thưởng. 9. Giải thưởng cuộc thi Căn cứ vào kết quả cuộc thi, Ban Tổ chức quyết định tặng giải thưởng và Giấy chứng nhận của Ban Tổ chức cuộc thi như sau: a) Giải cá nhân - Giải nhất: 6.000.000đ/giải (01 giải) - Giải nhì: 3.000.000đ/giải (02 giải) - Giải ba: 2.000.000đ/giải (03 giải) - Giải khuyến khích: 1.000.000đ/giải (05 giải) b) Giải tập thể - Giải nhất: 8.000.000đ/giải (01 giải) - Giải nhì: 5.000.000đ/giải (02 giải) - Giải ba: 3.000.000đ/giải (03 giải) - Giải khuyến khích: 2.000.000đ/giải (05 giải) 10. Quy định về trách nhiệm và xử lý bài thi vi phạm a) Các cá nhân, nhóm cá nhân, tổ chức là tác giả bài thi có trách nhiệm thực hiện đúng quy định của Thể lệ cuộc thi. b) Ban Tổ chức cuộc thi không chịu trách nhiệm về những tranh chấp bản quyền tác giả đối với bài dự thi (nếu có) và bài dự thi bị thất lạc trong quá trình tác giả gửi tham gia cuộc thi c) Trong trường hợp việc tranh chấp bản quyền tác giả phát sinh sau khi bài dự thi đạt giải, Ban Tổ chức sẽ thu hồi giải thưởng khi có kết luận có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền về việc người dự thi vi phạm. Người dự thi sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. d) Trường hợp có phản ánh liên quan đến cuộc thi, nội dung phản ảnh phải gửi bằng văn bản về Ban Tổ chức chậm nhất 15 ngày kể từ ngày công bố kết quả để xem xét, giải quyết./.
 

THỂ LỆ

 
 


Cuộc thi “Sáng kiến, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả thông qua hoạt động văn hóa ở sở”

 

Thực hiện Quyết định số 680/QĐ-BVHTTDL ngày 25/3/2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch tổ chức cuộc thi “Sáng kiến, hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả thông qua hoạt động văn hóa sở” (sau đây gọi là cuộc thi) và Quyết định số 765/QĐ-BVHTTDL ngày 31/3/2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập Ban Tổ chức và Tổ Thư ký cuộc thi, Ban Tổ chức cuộc thi ban hành Thể lệ cuộc thi gồm các nội dung như sau:

1.  Mục đích cuộc thi

a)  Tìm kiếm, tôn vinh, nhân rộng những sáng kiến, hình PBGDPL tiêu biểu đang được triển khai trong thực tiễn hoặc thể áp dụng rộng rãi, hiệu quả vào thực tiễn thông qua hoạt động văn hóa sở; thiết thực hưởng ứng chủ đề công tác năm 2022 của Ngành Văn hóa, Thể thao Du lịch: “Xây dựng môi trường văn hóa sở công tác tổ chức cán bộ”.

b)    Tuyên truyền, vận động mọi cá nhân, tổ chức tham gia vào công tác PBGDPL; đa dạng hóa các hình thức PBGDPL, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL thông qua các hoạt động văn hóa sở.

2.  Yêu cầu cuộc thi

a)   Cuộc thi cần đảm bảo chất lượng, hiệu quả, thu hút đông đảo các cá nhân, tổ chức trên toàn quốc tham gia; đảm bảo chủ động, linh hoạt, thích ứng, kiểm soát an toàn dịch COVID-19.

b)   Các sáng kiến, mô hình PBGDPL phải có tính khả thi, thiết thực, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn.

3.  Đối tượng dự thi

nhân, nhóm nhân công dân quốc tịch Việt Nam, hiện đang sinh sống, làm việc, học tập tại Việt Nam các tổ chức trong nước (Thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Tổ Thư không được dự thi).

4.  Chủ đề, nội dung và hình thức thi

a)  Chủ đề, nội dung thi

-   Những sáng kiến, mô hình hiệu quả thông qua các hoạt động văn hóa cơ sở để PBGDPL (như: sáng kiến, mô hình biểu diễn nghệ thuật quần chúng, chiếu phim lưu động, thư viện lưu động, tuyên truyền lưu động, tuyên truyền trực quan,


 

sinh hoạt văn hóa cộng đồng, lễ hội, quy ước dòng họ…gắn với phổ biến, tuyên truyền, giới thiệu, quán triệt các chủ trương, chính sách, quy định mới của pháp luật vận động người dân, gia đình thực hiện tốt các quy định của pháp luật).

-    Những sáng kiến, mô hình hiệu quả đang được triển khai trong thực tiễn hoặc có thể áp dụng hiệu quả vào thực tiễn, qua đó vận động mọi người dân nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật.

b)   Hình thức thi

Cuộc thi được tổ chức dưới hình thức thi viết (khuyến khích minh họa bằng các hình ảnh, clip, liệu, tài liệu liên quan).

5.  Yêu cầu của bài dự thi

a)   Yêu cầu về nội dung

-   Đúng chủ đề, nội dung theo Thể lệ, không vi phạm các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan, báo chí và các quy định khác có liên quan. Bài thi cần cung cấp các thông tin sau:

+ Tên sáng kiến, hình;

+ Đối tượng, địa điểm áp dụng trong thực tiễn;

+ Hình thức tổ chức thực hiện;

+ Các bước tổ chức thực hiện;

+ Tác động, hiệu quả của sáng kiến, hình;

+ Đánh giá tính khả thi, giải pháp nhân rộng hình.

-    Có nội dung trung thực, thông tin khách quan, có sức thuyết phục; mang tính thực tiễn, có khả năng ứng dụng, nhân rộng hiệu quả.

-   Chưa đạt giải tại các cuộc thi khác.

-    Không được sao chép lại tác phẩm của người khác; tác phẩm chưa được gửi tham gia bất cứ cuộc thi nào (nếu trích dẫn nội dung, hình ảnh, tư liệu để minh họa phải chú thích rõ ràng).

-   Số lượng bài dự thi: Không hạn chế.

b)   Yêu cầu về hình thức

-   Trình bày bằng tiếng Việt, ngắn gọn, dễ hiểu, ràng, dưới dạng bài viết tay, đánh máy (khuyến khích minh họa bằng các hình ảnh, clip, liệu, tài liệu liên quan).

Trường hợp bài dự thi có nhiều trang phải đóng lại thành quyển, đánh số trang theo thứ tự (khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin, các hình thức thể hiện sáng tạo).

-    Trang bìa ngoài bài dự thi yêu cầu ghi rõ họ tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; nghề nghiệp, đơn vị công tác (nếu có); địa chỉ, số điện thoại liên hệ, email (nếu có) của người dự thi. Ghi rõ tên nhóm, tổ chức; họ và tên người đại diện; địa chỉ, số điện thoại liên hệ, email của nhóm, tổ chức dự thi.


 

 

 

6.  Thời gian dự thi và địa chỉ nhận bài dự thi

a)   Thời gian nhận bài dự thi bắt đầu kể từ ngày phát động cuộc thi đến hết ngày 30/9/2022 (tính theo dấu bưu điện kiểm chứng và thời gian nhận email)

b)   Địa chỉ nhận bài dự thi: Bài dự thi gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Vụ Pháp chế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, địa chỉ: số 51-53 Ngô Quyền, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, thành phố Nội qua email: vpc@bvhttdl.gov.vn.

Trên bao bì thư gửi bài tham dự cuộc thi tác giả cần ghi rõ: Bài tham gia cuộc thi “Sáng kiến, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả thông qua hoạt động văn hóa cơ sở”.

Thông tin liên hệ: Vụ Pháp chế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, số điện thoại: 024.39438231, máy lẻ: 164, di động: 0915.281.996 (đ/c Dương Trần Minh).

7.  Sử dụng bài dự thi

a)   Bài dự thi (đạt giải hoặc không đạt giải) không trả lại tác giả. Ban Tổ chức được quyền sử dụng bài dự thi để phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nghiên cứu, đào tạo.

b)   Ban Tổ chức được lựa chọn các bài dự thi đạt giải để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao Du lịch Báo Văn hóa.

8.  Tổ chức chấm thi

a)    Ban Giám khảo do Ban Tổ chức thành lập, tổ chức chấm thi đảm bảo chính xác, công tâm, khách quan và khoa học; chấm thi theo Quy chế chấm thi do Ban Tổ chức ban hành.

b)   Sau khi có kết quả chấm thi, Ban Tổ chức sẽ công bố danh sách bài dự thi đạt giải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tổ chức tổng kết, trao giải thưởng.

9.  Giải thưởng cuộc thi

Căn cứ vào kết quả cuộc thi, Ban Tổ chức quyết định tặng giải thưởng và Giấy chứng nhận của Ban Tổ chức cuộc thi như sau:

a)   Giải nhân

-   Giải nhất: 6.000.000đ/giải (01 giải)

-   Giải nhì: 3.000.000đ/giải (02 giải)

-   Giải ba: 2.000.000đ/giải (03 giải)

-   Giải khuyến khích: 1.000.000đ/giải (05 giải)

b)   Giải tập thể

-   Giải nhất: 8.000.000đ/giải (01 giải)


 

-   Giải nhì: 5.000.000đ/giải (02 giải)

-   Giải ba: 3.000.000đ/giải (03 giải)

-   Giải khuyến khích: 2.000.000đ/giải (05 giải)

10.  Quy định về trách nhiệm và xử lý bài thi vi phạm

a)   Các cá nhân, nhóm cá nhân, tổ chức là tác giả bài thi có trách nhiệm thực hiện đúng quy định của Thể lệ cuộc thi.

b)    Ban Tổ chức cuộc thi không chịu trách nhiệm về những tranh chấp bản quyền tác giả đối với bài dự thi (nếu có) và bài dự thi bị thất lạc trong quá trình tác giả gửi tham gia cuộc thi

c)   Trong trường hợp việc tranh chấp bản quyền tác giả phát sinh sau khi bài dự thi đạt giải, Ban Tổ chức sẽ thu hồi giải thưởng khi có kết luận có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền về việc người dự thi vi phạm. Người dự thi sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

d)   Trường hợp có phản ánh liên quan đến cuộc thi, nội dung phản ảnh phải gửi bằng văn bản về Ban Tổ chức chậm nhất 15 ngày kể từ ngày công bố kết quả để xem xét, giải quyết./.

image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1

BẢN QUYỀN SỬ DỤNG THUỘC XÃ VĨNH HƯNG - HUYỆN VĨNH LỘC - THANH HÓA
ĐC: Xã Vĩnh Hưng - Vĩnh Lộc - Tỉnh Thanh Hóa
Điện thoại: 02378.921.002  Email: vinhhung1.vinhloc@thanhhoa.gov.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Văn Cường - Chủ tịch UBND xã
Ghi rõ nguồn tin "vinhhung1.vinhloc.thanhhoa.gov.vn" khi phát hành lại nội dung trên Trang thông tin điện tử xã Vĩnh Hưng - huyện Vĩnh Lộc

Website được thiết kế bởi VNPT

image banner