Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
115504
Đăng lúc 8 tháng trước · 58 lượt xem
Đăng lúc 8 tháng trước · 890 lượt xem
Đăng lúc 1 năm trước · 674 lượt xem

NGÀY HỘI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, TẠI KHU DÂN CƯ THÔN 7 - XÃ VĨNH HƯNG

https://www.facebook.com/100076573042205/videos/867790790921256/

Đăng lúc 1 năm trước · 679 lượt xem

Bản tin khai giảng

Cùng với học sinh trong huyện, cán bộ giáo viên và học sinh ở 3 cấp học trên địa bàn xã Vĩnh hưng cũng đã hào hứng tham dự lễ khai giảng năm học 2022 – 2023. Trong lễ khai giảng năm học mới 2022-2023 được tổ chức sáng nay, có đồng chí Phạm Ngọc Sơn – thường vụ huyện ủy, trưởng ban tuyên giáo, giám đốc trung tâm chính trị huyện đã tham dự buổi lễ và chia sẻ niềm vui với cán bộ giáo viên, học sinh tại trường tiểu học Vĩnh hưng. Năm học 2021- 2022 dù gặp nhiều khó khăn thách thức do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của các cấp ủy Đảng, chính quyền, phòng giáo dục, cùng với những giải pháp giải pháp linh hoạt, sáng tạo, tập thể Trường TH Vĩnh hưng đã đoàn kết, quyết tâm cao hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học với những kết quả nổi bật. Nhà trường xếp thứ 7/16 trường tiểu học và trường tiểu học& THCS trên địa bàn huyện, 2 đồng chí đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua, 1 đồng chí giáo viên được chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen và 13 cán bộ giáo viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến. Năm học mới 2022 - 2023, Trường TH Vĩnh Hưng xác định nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục đảm chất chất lượng chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với học sinh lớp 1, lớp 2,3 và chương trình giáo dục phổ thông năm 2006 từ lớp 4 đến lớp 5. Đội ngũ thầy cô giáo mẫu mực, gương mẫu cho học sinh noi theo; không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Các em học sinh tiếp tục thực hiện tốt nội quy nhà trường, có thái độ và phương pháp học tập đúng đắn, tự học, tự rèn luyện để đạt kết quả tốt nhất. Tiếp tục hoàn thiện các hành vi giao tiếp ứng xử văn minh lịch sự, thực hiện tốt các nhiệm vụ năm học mới, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Cùng với đó tại trường THCS và mầm non Vĩnh hưng, không khí ngày khai trường cũng rộn ràng từ sáng sớm. em học sinh và thầy cô giáo đều vui vẻ, phấn khởi trong ngày khai giảng. Buổi lễ chính thức bắt đầu vào lúc 7 giờ 30 phút. Chương trình diễn ra ngắn gọn , trang nghiêm với các nghi thức: đón học sinh đầu cấp; chào cờ, hát Quốc ca; diễn văn khai giảng năm học 2022 - 2023 và đánh trống khai trường; đọc thư của Chủ tịch nước gửi các thầy giáo, cô giáo, người lao động ngành Giáo dục cùng các em học sinh, sinh viên nhân dịp khai giảng năm học mới. Nhờ tích cực chuẩn bị sớm cho năm học mới nên buổi lễ khai giảng ở các trường học trên địa bàn xã Vĩnh hưng đã diễn ra đảm bảo vui tươi, an toàn thực sự là ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường.

Đăng lúc 1 năm trước · 721 lượt xem

V/v Hưởng ứng Cuộc thi “Sáng kiến, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả thông qua hoạt động văn hóa ở cơ sở”

THỂ LỆ Cuộc thi “Sáng kiến, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả thông qua hoạt động văn hóa ở cơ sở” Thực hiện Quyết định số 680/QĐ-BVHTTDL ngày 25/3/2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch tổ chức cuộc thi “Sáng kiến, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả thông qua hoạt động văn hóa ở cơ sở” (sau đây gọi là cuộc thi) và Quyết định số 765/QĐ-BVHTTDL ngày 31/3/2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập Ban Tổ chức và Tổ Thư ký cuộc thi, Ban Tổ chức cuộc thi ban hành Thể lệ cuộc thi gồm các nội dung như sau: 1. Mục đích cuộc thi a) Tìm kiếm, tôn vinh, nhân rộng những sáng kiến, mô hình PBGDPL tiêu biểu đang được triển khai trong thực tiễn hoặc có thể áp dụng rộng rãi, hiệu quả vào thực tiễn thông qua hoạt động văn hóa ở cơ sở; thiết thực hưởng ứng chủ đề công tác năm 2022 của Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: “Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở và công tác tổ chức cán bộ”. b) Tuyên truyền, vận động mọi cá nhân, tổ chức tham gia vào công tác PBGDPL; đa dạng hóa các hình thức PBGDPL, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL thông qua các hoạt động văn hóa ở cơ sở. 2. Yêu cầu cuộc thi a) Cuộc thi cần đảm bảo chất lượng, hiệu quả, thu hút đông đảo các cá nhân, tổ chức trên toàn quốc tham gia; đảm bảo chủ động, linh hoạt, thích ứng, kiểm soát an toàn dịch COVID-19. b) Các sáng kiến, mô hình PBGDPL phải có tính khả thi, thiết thực, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn. 3. Đối tượng dự thi Cá nhân, nhóm cá nhân là công dân có quốc tịch Việt Nam, hiện đang sinh sống, làm việc, học tập tại Việt Nam và các tổ chức trong nước (Thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Tổ Thư ký không được dự thi). 4. Chủ đề, nội dung và hình thức thi a) Chủ đề, nội dung thi - Những sáng kiến, mô hình hiệu quả thông qua các hoạt động văn hóa cơ sở để PBGDPL (như: sáng kiến, mô hình biểu diễn nghệ thuật quần chúng, chiếu phim lưu động, thư viện lưu động, tuyên truyền lưu động, tuyên truyền trực quan, sinh hoạt văn hóa cộng đồng, lễ hội, quy ước dòng họ…gắn với phổ biến, tuyên truyền, giới thiệu, quán triệt các chủ trương, chính sách, quy định mới của pháp luật và vận động người dân, gia đình thực hiện tốt các quy định của pháp luật). - Những sáng kiến, mô hình hiệu quả đang được triển khai trong thực tiễn hoặc có thể áp dụng hiệu quả vào thực tiễn, qua đó vận động mọi người dân nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật. b) Hình thức thi Cuộc thi được tổ chức dưới hình thức thi viết (khuyến khích minh họa bằng các hình ảnh, clip, tư liệu, tài liệu liên quan). 5. Yêu cầu của bài dự thi a) Yêu cầu về nội dung - Đúng chủ đề, nội dung theo Thể lệ, không vi phạm các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan, báo chí và các quy định khác có liên quan. Bài thi cần cung cấp các thông tin sau: + Tên sáng kiến, mô hình; + Đối tượng, địa điểm áp dụng trong thực tiễn; + Hình thức tổ chức thực hiện; + Các bước tổ chức thực hiện; + Tác động, hiệu quả của sáng kiến, mô hình; + Đánh giá tính khả thi, giải pháp nhân rộng mô hình. - Có nội dung trung thực, thông tin khách quan, có sức thuyết phục; mang tính thực tiễn, có khả năng ứng dụng, nhân rộng hiệu quả. - Chưa đạt giải tại các cuộc thi khác. - Không được sao chép lại tác phẩm của người khác; tác phẩm chưa được gửi tham gia bất cứ cuộc thi nào (nếu trích dẫn nội dung, hình ảnh, tư liệu để minh họa phải có chú thích rõ ràng). - Số lượng bài dự thi: Không hạn chế. b) Yêu cầu về hình thức - Trình bày bằng tiếng Việt, ngắn gọn, dễ hiểu, rõ ràng, dưới dạng bài viết tay, đánh máy (khuyến khích minh họa bằng các hình ảnh, clip, tư liệu, tài liệu liên quan). Trường hợp bài dự thi có nhiều trang phải đóng lại thành quyển, đánh số trang theo thứ tự (khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin, các hình thức thể hiện sáng tạo). - Trang bìa ngoài bài dự thi yêu cầu ghi rõ họ tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; nghề nghiệp, đơn vị công tác (nếu có); địa chỉ, số điện thoại liên hệ, email (nếu có) của người dự thi. Ghi rõ tên nhóm, tổ chức; họ và tên người đại diện; địa chỉ, số điện thoại liên hệ, email của nhóm, tổ chức dự thi. 6. Thời gian dự thi và địa chỉ nhận bài dự thi a) Thời gian nhận bài dự thi bắt đầu kể từ ngày phát động cuộc thi đến hết ngày 30/9/2022 (tính theo dấu bưu điện kiểm chứng và thời gian nhận email) b) Địa chỉ nhận bài dự thi: Bài dự thi gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Vụ Pháp chế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, địa chỉ: số 51-53 Ngô Quyền, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội và qua email: vpc@bvhttdl.gov.vn. Trên bao bì thư gửi bài tham dự cuộc thi tác giả cần ghi rõ: Bài tham gia cuộc thi “Sáng kiến, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả thông qua hoạt động văn hóa ở cơ sở”. Thông tin liên hệ: Vụ Pháp chế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, số điện thoại: 024.39438231, máy lẻ: 164, di động: 0915.281.996 (đ/c Dương Trần Minh). 7. Sử dụng bài dự thi a) Bài dự thi (đạt giải hoặc không đạt giải) không trả lại tác giả. Ban Tổ chức được quyền sử dụng bài dự thi để phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nghiên cứu, đào tạo. b) Ban Tổ chức được lựa chọn các bài dự thi đạt giải để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Báo Văn hóa. 8. Tổ chức chấm thi a) Ban Giám khảo do Ban Tổ chức thành lập, tổ chức chấm thi đảm bảo chính xác, công tâm, khách quan và khoa học; chấm thi theo Quy chế chấm thi do Ban Tổ chức ban hành. b) Sau khi có kết quả chấm thi, Ban Tổ chức sẽ công bố danh sách bài dự thi đạt giải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tổ chức tổng kết, trao giải thưởng. 9. Giải thưởng cuộc thi Căn cứ vào kết quả cuộc thi, Ban Tổ chức quyết định tặng giải thưởng và Giấy chứng nhận của Ban Tổ chức cuộc thi như sau: a) Giải cá nhân - Giải nhất: 6.000.000đ/giải (01 giải) - Giải nhì: 3.000.000đ/giải (02 giải) - Giải ba: 2.000.000đ/giải (03 giải) - Giải khuyến khích: 1.000.000đ/giải (05 giải) b) Giải tập thể - Giải nhất: 8.000.000đ/giải (01 giải) - Giải nhì: 5.000.000đ/giải (02 giải) - Giải ba: 3.000.000đ/giải (03 giải) - Giải khuyến khích: 2.000.000đ/giải (05 giải) 10. Quy định về trách nhiệm và xử lý bài thi vi phạm a) Các cá nhân, nhóm cá nhân, tổ chức là tác giả bài thi có trách nhiệm thực hiện đúng quy định của Thể lệ cuộc thi. b) Ban Tổ chức cuộc thi không chịu trách nhiệm về những tranh chấp bản quyền tác giả đối với bài dự thi (nếu có) và bài dự thi bị thất lạc trong quá trình tác giả gửi tham gia cuộc thi c) Trong trường hợp việc tranh chấp bản quyền tác giả phát sinh sau khi bài dự thi đạt giải, Ban Tổ chức sẽ thu hồi giải thưởng khi có kết luận có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền về việc người dự thi vi phạm. Người dự thi sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. d) Trường hợp có phản ánh liên quan đến cuộc thi, nội dung phản ảnh phải gửi bằng văn bản về Ban Tổ chức chậm nhất 15 ngày kể từ ngày công bố kết quả để xem xét, giải quyết./.

Đăng lúc 1 năm trước · 697 lượt xem

Lễ hội làng Đông Môn và hoạt động văn hóa ẩm thực vùng di sản Tây Đô 2017

(THO) - Trong hai ngày 10 và 11-2-2017 (tức ngày 14 và 15 tháng Giêng), tại đình Đông Môn, thôn Đông Môn, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ phối hợp với UBND xã Vĩnh Long tổ chức Lễ hội làng Đông Môn và hoạt động văn hóa ẩm thực – hội thi bánh răng bừa vùng di sản Tây Đô 2017.

Đăng lúc 7 năm trước · 822 lượt xem

Quy hoạch vùng phụ cận di tích Thành Nhà Hồ: Du lịch kết nối di sản

(THO) - Khu vực phụ cận di sản Thành Nhà Hồ chứa đựng tất cả các yếu tố văn hóa vật thể, phi vật thể góp phần hoàn chỉnh diện mạo kinh thành xưa. Bởi vậy, việc kết nối di sản với hệ thống di tích dày đặc và đa dạng trên địa bàn sẽ góp phần hoàn thiện và tăng sức hấp dẫn cho sản phẩm du lịch khám phá di sản văn hóa thế giới hiện nay.

Đăng lúc 7 năm trước · 726 lượt xem

Liên hoan văn nghệ kỷ niệm 5 năm THÀNH NHÀ HỒ được công nhận là Di sản văn hóa Thế giới

UBND huyện Vĩnh Lộc phối hợp với Sở VHTTDL Thanh Hóa tổ chức liên hoan nghệ thuật quần chúng với chủ đề “Thành Nhà Hồ - Niềm tự hào của di sản văn hóa Xứ Thanh ”.

Đăng lúc 7 năm trước · 700 lượt xem

Kỷ niệm 5 năm, Thành Nhà Hồ được UNESCO công nhận di sản văn hoá thế giới

Vĩnh Lộc là một huyện có bề dày truyền thống văn hoá lịch sử toàn huyện có 65 di tích đã được xếp hạng. Trong đó có 01 di sản văn hoá thế giới Thành nhà Hồ, 14 di tích cấp quốc gia, 50 di tích cấp tỉnh.

Đăng lúc 7 năm trước · 751 lượt xem
12

CÔNG KHAI KQ GIẢI QUYẾT TTHC