Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
115504

Thực hiện pháp lệnh dân chủ xã, phương thị trấn

Ngày 27/05/2019 15:21:15

Pháp lệnh này quy định những nội dung phải công khai để nhân dân biết; những nội dung nhân dân bàn và quyết định; những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định; những nội dung nhân dân giám sát; trách nhiệm của chính quyền, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), của cán bộ thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc (sau đây gọi chung là thôn), tổ dân phố, khu phố, khối phố (sau đây gọi chung là tổ dân phố), của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và của nhân dân trong việc thực hiện dân chủ ở cấp xã.

UỶ BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SỐ 34/2007/PL-UBTVQH11

Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2007

PHÁP LỆNH

THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Pháp lệnh này quy định về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.Phạm vi điều chỉnh

Pháp lệnh này quy định những nội dung phải công khai để nhân dân biết; những nội dung nhân dân bàn và quyết định; những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định; những nội dung nhân dân giám sát; trách nhiệm của chính quyền, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), của cán bộ thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc (sau đây gọi chung là thôn), tổ dân phố, khu phố, khối phố (sau đây gọi chung là tổ dân phố), của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và của nhân dân trong việc thực hiện dân chủ ở cấp xã.

Điều 2. Nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cấp xã

1. Bảo đảm trật tự, kỷ cương, trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

2. Bảo đảm quyền của nhân dân được biết, tham gia ý kiến, quyết định, thực hiện và giám sát việc thực hiện dân chủ ở cấp xã.

3. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

4. Công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện dân chủ ở cấp xã.

5. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.

Điều 3.Trách nhiệm tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã

1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã.

2. Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp trong việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã.

3. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận ở cấp xã có trách nhiệm giám sát việc thực hiện và tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện dân chủ ở cấp xã.

Điều 4.Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Không thực hiện hoặc làm trái các quy định về thực hiện dân chủ ở cấp xã.

2. Trù dập người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị có liên quan đến việc thực hiện dân chủ ở cấp xã.

3. Bao che, cản trở hoặc thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị có liên quan đến việc thực hiện dân chủ ở cấp xã.

4. Lợi dụng việc thực hiện dân chủ ở cấp xã để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Chương 2:

NHỮNG NỘI DUNG CÔNG KHAI ĐỂ NHÂN DÂN BIẾT

Điều 5. Những nội dung công khai

1. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ph­ương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm của cấp xã.

2. Dự án, công trình đầu tư và thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn cấp xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư trên địa bàn cấp xã.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức cấp xã trực tiếp giải quyết các công việc của nhân dân.

4. Việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình, dự án đối với cấp xã; các khoản huy động nhân dân đóng góp.

5. Chủ trư­ơng, kế hoạch vay vốn cho nhân dân để phát triển sản xuất, xoá đói, giảm nghèo; phương thức và kết quả bình xét hộ nghèo đư­ợc vay vốn phát triển sản xuất, trợ cấp xã hội, xây dựng nhà tình thương, cấp thẻ bảo hiểm y tế.

6. Đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp tới cấp xã.

7. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức cấp xã, của cán bộ thôn, tổ dân phố; kết quả lấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.

8. Nội dung và kết quả tiếp thu ý kiến của nhân dân đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của cấp xã mà chính quyền cấp xã đưa ra lấy ý kiến nhân dân theo quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh này.

9. Đối tư­ợng, mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do chính quyền cấp xã trực tiếp thu.

10. Các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các công việc liên quan đến nhân dân do chính quyền cấp xã trực tiếp thực hiện.

11. Những nội dung khác theo quy định của pháp luật, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã thấy cần thiết.

Điều 6.Hình thức công khai

1. Những nội dung quy định tại Điều 5 của Pháp lệnh này được công khai bằng các hình thức sau đây:

a) Niêm yết công khai tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã;

b) Công khai trên hệ thống truyền thanh của cấp xã;

c) Công khai thông qua Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến nhân dân.

2. Chính quyền cấp xã có thể áp dụng đồng thời nhiều hình thức công khai quy định tại khoản 1 Điều này; thực hiện việc cung cấp thông tin theo quy định tạiĐiều 32 của Luật phòng, chống tham nhũng.

Điều 7.Việc công khai bằng hình thức niêm yết

1. Những nội dung quy định tại các khoản 2, 3, 9 và 10 Điều 5 của Pháp lệnh này phải được niêm yết công khai tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã.

2. Chính quyền cấp xã có trách nhiệm niêm yết những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này chậm nhất là hai ngày, kể từ ngày văn bản được thông qua, ký ban hành đối với những việc thuộc thẩm quyền quyết định của chính quyền cấp xã hoặc kể từ ngày nhận được văn bản đối với những việc thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên.

3. Thời gian niêm yết các nội dung quy định tại khoản 2 và khoản 9 Điều 5 của Pháp lệnh này ít nhất là ba mươi ngày liên tục, kể từ ngày niêm yết; các nội dung quy định tại khoản 3 và khoản 10 Điều 5 của Pháp lệnh này được niêm yết thường xuyên.

Điều 8.Việc công khai trên hệ thống truyền thanh và thông qua Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến nhân dân

1. Những nội dung quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6, 7, 8 và 11 Điều 5 của Pháp lệnh này được công khai trên hệ thống truyền thanh của cấp xã hoặc gửi đến Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến nhân dân.

2. Chính quyền cấp xã có trách nhiệm công khai những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này chậm nhất là hai ngày, kể từ ngày văn bản được thông qua, ký ban hành đối với những việc thuộc thẩm quyền quyết định của chính quyền cấp xã hoặc kể từ ngày nhận được văn bản đối với những việc thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên.

3. Trường hợp công khai trên hệ thống truyền thanh của cấp xã thì thời hạn công khai là ba ngày liên tục.

Điều 9.Trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung công khai

1. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập, thông qua kế hoạch thực hiện những nội dung công khai, trong đó nêu rõ cách thức triển khai thực hiện, thời gian thực hiện và trách nhiệm tổ chức thực hiện.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch, phương án đã được thông qua.

3. Uỷ ban nhân dân cấp xã báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về quá trình và kết quả thực hiện các nội dung công khai tại kỳ họp gần nhất của Hội đồng nhân dân.

Chương 3:

NHỮNG NỘI DUNG NHÂN DÂN BÀN VÀ QUYẾT ĐỊNH

Mục 1:

NỘI DUNG, HÌNH THỨC NHÂN DÂN BÀN VÀ QUYẾT ĐỊNH TRỰC TIẾP

Điều 10.Nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp

Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp về chủ tr­ương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, tổ dân phố do nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí và các công việc khác trong nội bộ cộng đồng dân cư­ phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 11.Hình thức nhân dân bàn và quyết định trực tiếp

1. Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp những nội dung quy định tại Điều 10 của Pháp lệnh này bằng một trong các hình thức sau đây:

a) Tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố;

b) Phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.

2. Trường hợp tổ chức họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình thì việc biểu quyết được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín; hình thức biểu quyết do hội nghị quyết định; nếu số người tán thành chưa đạt quá 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố hoặc trong toàn cấp xã thì tổ chức lại cuộc họp.

3. Trường hợp không tổ chức lại được cuộc họp thì phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.

Điều 12.Giá trị thi hành đối với những việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp

1. Những nội dung quy định tại Điều 10 của Pháp lệnh này khi đưa ra nhân dân bàn và quyết định trực tiếp, nếu có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố hoặc trong toàn cấp xã tán thành thì có giá trị thi hành.

2. Nhân dân có trách nhiệm tham gia bàn và quyết định các công việc của thôn, tổ dân phố và của cấp xã theo quy định của pháp luật; chấp hành và thực hiện các quyết định đã có giá trị thi hành.

3. Chính quyền cấp xã phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp tổ chức tuyên truyền, vận động, thuyết phục những cử tri, hộ gia đình chưa tán thành trong việc thực hiện những quyết định đã có giá trị thi hành.

Mục 2

NỘI DUNG, HÌNH THỨC NHÂN DÂN BÀN, BIỂU QUYẾT ĐỂ CẤP CÓ THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH

Điều 13. Những nội dung nhân dân bàn, biểu quyết

1. Hương ước, quy ­ước của thôn, tổ dân phố.

2. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

3. Bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.

Điều 14. Hình thức nhân dân bàn, biểu quyết

1. Nhân dân bàn và biểu quyết những nội dung quy định tại Điều 13 của Pháp lệnh này bằng một trong các hình thức sau đây:

a) Tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố;

b) Phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.

2. Trường hợp tổ chức họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình thì việc biểu quyết được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín; hình thức biểu quyết do hội nghị quyết định; nếu số người tán thành chưa đạt quá 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố thì tổ chức lại cuộc họp.

3. Trường hợp không tổ chức lại được cuộc họp thì phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình, trừ việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

Điều 15. Giá trị thi hành đối với những việc nhân dân bàn, biểu quyết

1. Đối với nội dung quy định tại khoản 1 Điều 13 của Pháp lệnh này, nếu có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành thì có giá trị thi hành sau khi ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) ra quyết định công nhận.

2. Đối với nội dung quy định tại khoản 2 Điều 13 của Pháp lệnh này, nếu có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành thì có giá trị thi hành sau khi ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận.

3. Đối với nội dung quy định tại khoản 3 Điều 13 của Pháp lệnh này, nếu có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình tán thành thì có giá trị thi hành sau khi được Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã công nhận.

Điều 16.Việc công nhận những nội dung nhân dân bàn, biểu quyết

1. Việc công nhận hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố được thực hiện như sau:

a) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có trách nhiệm báo cáo ngay với Uỷ ban nhân dân cấp xã kết quả việc nhân dân bàn, biểu quyết;

b) Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải lập hồ sơ trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện;

c) Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp xã, Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải xem xét, ra quyết định công nhận; trường hợp không công nhận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Việc công nhận kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được thực hiện như sau:

a) Người chủ trì cuộc họp thôn, tổ dân phố có trách nhiệm lập biên bản, báo cáo ngay với Uỷ ban nhân dân cấp xã kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố;

b) Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải xem xét, ra quyết định công nhận; trường hợp không công nhận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Việc công nhận kết quả bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng được thực hiện như sau:

a) Người chủ trì cuộc họp có trách nhiệm báo cáo ngay với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã kết quả bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng;

b) Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã phải xem xét, công nhận; trường hợp không công nhận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Mục 3:

TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHỮNG NỘI DUNG NHÂN DÂN BÀN VÀ QUYẾT ĐỊNH

Điều 17.Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã

1. Uỷ ban nhân dân cấp xã lập, thông qua kế hoạch thực hiện những nội dung nhân dân bàn và quyết định; phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp tổ chức thực hiện; chỉ đạo Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện kế hoạch đã được thông qua.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm lập biên bản tổng hợp kết quả về những nội dung đã đưa ra nhân dân toàn cấp xã bàn và quyết định; tổ chức triển khai thực hiện những nội dung đã được nhân dân quyết định; phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tổ chức việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

3. Uỷ ban nhân dân cấp xã báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về quá trình và kết quả thực hiện các nội dung nhân dân bàn và quyết định tại kỳ họp gần nhất của Hội đồng nhân dân.

Điều 18. Trách nhiệm của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố

1. Chủ trì, phối hợp với Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình, phát phiếu lấy ý kiến cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình để nhân dân thực hiện những nội dung quy định tại Điều 10, khoản 1 và khoản 3 Điều 13 của Pháp lệnh này.

2. Lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp những công việc của thôn, tổ dân phố.

3. Lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp những công việc thuộc phạm vi cấp xã; báo cáo kết quả cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.

4. Tổ chức thực hiện những công việc trong phạm vi thôn, tổ dân phố đã được nhân dân quyết định.

Chương 4:

NHỮNG NỘI DUNG NHÂN DÂN THAM GIA Ý KIẾN TRƯỚC KHI Ơ QUAN CÓ THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH

Điều 19.Những nội dung nhân dân tham gia ý kiến

1. Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp xã; ph­ương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất; đề án định canh, định cư, vùng kinh tế mới và phương án phát triển ngành nghề của cấp xã.

2. Dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh; việc quản lý, sử dụng quỹ đất của cấp xã.

3. Dự thảo kế hoạch triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn cấp xã; chủ tr­ương, phư­ơng án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, tái định cư­; ph­ương án quy hoạch khu dân cư­.

4. Dự thảo đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp đến cấp xã.

5. Những nội dung khác cần phải lấy ý kiến nhân dân theo quy định của pháp luật, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã thấy cần thiết.

Điều 20.Hình thức để nhân dân tham gia ý kiến

1. Họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố.

2. Phát phiếu lấy ý kiến cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.

3. Thông qua hòm thư­ góp ý.

Điều 21.Trách nhiệm của chính quyền cấp xã về tổ chức thực hiện những nội dung nhân dân tham gia ý kiến

1. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập, thông qua kế hoạch để lấy ý kiến nhân dân về những nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của chính quyền cấp xã, trong đó nêu rõ cách thức triển khai, thời gian và trách nhiệm tổ chức thực hiện.

2. Uỷ ban nhân dân cấp xã phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp tổ chức thực hiện kế hoạch đã được thông qua.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức lấy ý kiến, tổng hợp ý‎kiến của cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình; nghiên cứu tiếp thu ý kiến và thông báo với nhân dân về tiếp thu ý kiến của cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.

Trường hợp chính quyền cấp xã quyết định các nội dung quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh này khác với ý‎kiến của đa số thì phải nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

4. Đối với những nội dung do cơ quan có thẩm quyền giao cho chính quyền cấp xã đưa ra lấy ý kiến nhân dân thì Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập, thông qua kế hoạch thực hiện, trong đó nêu rõ cách thức triển khai, thời gian và trách nhiệm tổ chức thực hiện; chỉ đạo tổ chức thực hiện, tổng hợp ý kiến và báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về kết quả lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn.

5. Uỷ ban nhân dân cấp xã báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về quá trình và kết quả thực hiện các nội dung đưa ra lấy ý kiến nhân dân tại kỳ họp gần nhất của Hội đồng nhân dân.

Điều 22.Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền cấp trên về tổ chức thực hiện những nội dung nhân dân cấp xã tham gia ý kiến

1. Lấy ý kiến nhân dân trước khi quyết định về những việc liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của công dân trên địa bàn cấp xã.

2. Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp xã.

3. Cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân.

4. Tiếp thu ý kiến nhân dân về những nội dung đã đưa ra lấy ý kiến. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền quyết định các nội dung quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh này khác với ý‎kiến của đa số thì phải nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Chương 5:

NHỮNG NỘI DUNG NHÂN DÂN GIÁM SÁT

Điều 23.Những nội dung nhân dân giám sát

Nhân dân giám sát việc thực hiện các nội dung quy định tại các điều 5, 10, 13 và 19 của Pháp lệnh này.

Điều 24.Hình thức để thực hiện việc giám sát của nhân dân

1. Nhân dân thực hiện việc giám sát thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.

Trình tự, thủ tục hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng được thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Nhân dân trực tiếp thực hiện việc giám sát thông qua quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc kiến nghị thông qua Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận cấp xã, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.

Trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 25.Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện giám sát của nhân dân

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có các trách nhiệm sau đây:

1. Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu cần thiết cho Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng;

2. Xem xét, giải quyết và trả lời kịp thời các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng, của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận cấp xã hoặc báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;

3. Xử lý người có hành vi cản trở hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng hoặc người có hành vi trả thù, trù dập công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị theo quy định của pháp luật.

Điều 26. Lấy phiếu tín nhiệm

1. Hai năm một lần trong mỗi nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cấp xã, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.

2. Thành phần tham gia lấy phiếu tín nhiệm gồm các thành viên Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên Ban thường vụ của các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã, Trưởng ban thanh tra nhân dân, Trưởng ban giám sát đầu tư của cộng đồng (nếu có), Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố.

3. Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã gửi kết quả lấy phiếu tín nhiệm và kiến nghị của mình tới Hội đồng nhân dân cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 27. Hiệu lực thi hành

1. Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007.

2. Nghị định số79/2003/NĐ-CPngày 07 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã hết hiệu lực kể từ ngày Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành.

Điều 28. Hướng dẫn thi hành

Chính phủ, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình hướng dẫn những nội dung quy định tại các điều 11, 14, 16, 22 và 26 của Pháp lệnh này.

TM. UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH
Nguyễn Phú Trọng

CHÍNH PHỦ-ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

_______

Số:09/2008/NQLT-CP-UBTUMTTQVN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________________

Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 2008

NGHỊ QUYẾT LIÊN TỊCH

Hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22

và Điều 26 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn

________

CHÍNH PHỦ - UỶ BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày 12 tháng 6 năm 1999;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn ngày 20 tháng 4 năm 2007;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,

QUYẾT NGHỊ :

Điều 1.Ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch này Hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

Điều 2.Nghị quyết liên tịch này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những văn bản, quy định sau đây hết hiệu lực kể từ ngày Nghị quyết liên tịch này có hiệu lực thi hành:

- Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BTTUBTWMTTQVN-BNVngày 12 tháng 5 năm 2005 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Nội vụ hướng dẫn quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố;

- Điều 13 của Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố ban hành kèm theo Quyết định số 13/2002/QĐ-BNV ngày 06 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;

- Thông tri số 06/TTr-MTTW ngày 25 tháng 01 năm 2005 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ chủ chốt do Hội đồng nhân dân xã bầu và Trưởng thôn.

Điều 3.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết liên tịch này./.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

TM. ỦY BAN TW MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

CHÍNH PHỦ-ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

_______

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________________

HƯỚNG DẪN THI HÀNH CÁC ĐIỀU 11,

ĐIỀU 14, ĐIỀU 16, ĐIỀU 22 VÀ ĐIỀU 26 CỦA PHÁP LỆNH

THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

(Ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số09/2008/NQLT-CP-UBTUMTTQVNngày 17 tháng 4 năm 2008của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam)

________

Chương I

HÌNH THỨC ĐỂ NHÂN DÂN BÀN VÀ QUYẾT ĐỊNH TRỰC TIẾP

HOẶC BIỂU QUYẾT ĐỂ CẤP CÓ THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH

(Hướng dẫn Điều 11, Điều 14 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn)

Điều 1.Thẩm quyền lựa chọn hình thức để nhân dân bàn và quyết định trực tiếp hoặc biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định

1. Đối với các công việc trong phạm vi thôn, tổ dân phố

Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố sau khi thống nhất với Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố quyết định lựa chọn một trong các hình thức tổ chức họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố hoặc tổ chức phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đìnhquy định tại Điều 11 và Điều 14 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn để đưa ra nhân dân ở thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp hoặc biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định các công việc trong phạm vi thôn, tổ dân phố, trừ việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

2. Đối với các công việc trong phạm vi xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã)

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất vớiChủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định lựa chọn một trong các hình thức tổ chức họp thôn, tổ dân phố hoặc tổ chức phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đìnhquy định tại Điều 11 và Điều 14 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn để đưa ra nhân dân toàn cấp xã bàn và quyết định trực tiếp hoặc biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định các công việc trong phạm vi toàn cấp xã.

Điều 2. Tổ chức họp thôn, tổ dân phố để nhân dân bàn và quyết định trực tiếp hoặc biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định

1. Đối với các công việc trong phạm vi thôn, tổ dân phố

a) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố tổ chức họp thôn, tổ dân phố, trừ cuộc họp để bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố;

Cuộc họp của thôn, tổ dân phố được tiến hành khi có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tham dự;

Trường hợp thôn, tổ dân phố có trên 200 hộ gia đình, có địa bàn dân cư sống không tập trung thì có thể tổ chức các cuộc họp theo từng cụm dân cư. Mỗi cụm dân cư có từ 70 đến 150 hộ gia đình. Cuộc họp của mỗi cụm dân cưđược tiến hành khi có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong cụm dân cư tham dự. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổng hợp kết quả cuộc họp ở từng cụm dân cư vào kết quả chung của toàn thôn, tổ dân phố;

b) Trình tự tổ chức cuộc họp được thực hiện như sau:

-Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tuyên bố lý do, nêu mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc họp; giới thiệu người để cuộc họp biểu quyết cử làm thư ký;

- Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố trình bày những nội dung cần đưa ra để cuộc họp xem xét;

- Những người tham gia cuộc họp thảo luận;

- Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổng hợp chung các ý kiến của những người tham gia cuộc họp; đề xuất phương án biểu quyết. Việc biểu quyết được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do cuộc họp quyết định;

c) Nếu có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành thì kết quả cuộc họp có giá trị thi hành. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lập biên bản và thông báo đến các hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố về kết quả cuộc họp;

d) Trường hợp không được trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành thì Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức lại cuộc họp. Việc tổ chức lại cuộc họp thực hiện theo khoản 1 Điều 3 của Hướng dẫn này.

2. Đối với các công việc trong phạm vi toàn cấp xã

a) Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp chỉ đạo Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố tổ chức họp thôn, tổ dân phố;

b) Trình tự tổ chức cuộc họp tại các thôn, tổ dân phố thực hiện như quy định tại khoản 1 Điều này;

c) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố sau khi tổng hợp kết quả cuộc họp ở thôn, tổ dân phố, gửi kết quả đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để tổng hợp kết quả chung toàn cấp xã;

d) Trên cơ sở tổng hợp kết quả các cuộc họp từ các thôn, tổ dân phố, nếu có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn cấp xã tán thành thì kết quả cuộc họp ở toàn cấp xã có giá trị thi hành. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản xác nhận kết quả họp của toàn cấp xã và thông báo bằng văn bản đến các Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến các hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố;

đ) Trường hợp không được trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn cấp xã tán thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp. Việc tổ chức lại cuộc họp thực hiện theo khoản 2 Điều 3 của Hướng dẫn này.

Điều 3. Tổ chức lại cuộc họp thôn, tổ dân phố để bàn và quyết định trực tiếp hoặc biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định

1. Đối với các công việc trong phạm vi thôn, tổ dân phố

a) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố tổ chức lại cuộc họp để tiếp tục bàn và quyết định trực tiếp hoặc biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định nội dung công việc mà cuộc họp trước đó chưa tán thành. Thời gian tổ chức lại cuộc họp chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày tổ chức cuộc họp trước đó;

b) Trình tự tổ chức lại cuộc họp thực hiện như trình tự tổ chức họp thôn, tổ dân phố quy định tại khoản 1 Điều 2 của Hướng dẫn này;

c) Trường hợp không tổ chức lại được cuộc họp hoặc tổ chức lại mà kết quả vẫn chưa được trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình tán thành thì Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố tổ chức phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình không dự họp để tổng hợp chung vào kết quả của cuộc họp liền trước đó. Việc kết hợp tổ chức họp thôn, tổ dân phố với tổ chức phát phiếu lấy ý kiến những cử tri không tham dự cuộc họp thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 của Hướng dẫn này.

2. Đối với các công việc trong phạm vi toàn cấp xã

a) Sau khi tổng hợp kết quả cuộc họp ở tất cả thôn, tổ dân phố trong toàn cấp xã mà chưa được trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn cấp xã tán thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu tổ chức lại cuộc họp ở những thôn, tổ dân phố chưa được trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành;

b) Trường hợp không tổ chức lại được cuộc họp hoặc tổ chức lại mà kết quả tổng hợp vẫn chưa được trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn cấp xã tán thành thì tiến hành phát phiếu lấy ý kiến những cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình không tham dự họp để tổng hợp chung vào kết quả cuộc họp ở các thôn, tổ dân phố. Việc kết hợp tổ chức họp thôn, tổ dân phố với tổ chức phát phiếu lấy ý kiến những cử tri không tham dự cuộc họp thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 của Hướng dẫn này.

Điều 4. Tổ chức phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình để nhân dân bàn và quyết định trực tiếp hoặc biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định

1. Đối với các công việc trong phạm vi thôn, tổ dân phố

a) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố tổ chức phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình để bàn các công việc trong phạm vi thôn, tổ dân phố, trừ việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố;

b) Trình tự tổ chức phát phiếu lấy ý kiến của cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình được thực hiện như sau:

- Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố xây dựng kế hoạch tổ chức phát phiếu lấy ý kiến; thành lập Tổ phát phiếu lấy ý kiến có từ 3 đến 5 người;

- Tổ phát phiếu lấy ý kiến trực tiếp đến từng hộ gia đình để phát phiếu cho cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình; tiến hành lấy phiếu của các cử tri đã góp ý và tổng hợp kết quả lấy ý kiến.

c) Nếu có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành thì kết quả lấy ý kiến có giá trị thi hành. Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố lập biên bản xác nhận và thông báo đến các hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố về kết quả lấy ý kiến.

2. Đối với các công việc trong phạm vi toàn cấp xã

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp chỉ đạo các Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố tổ chức phát phiếu lấy ý kiến cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trên địa bàn từng thôn, tổ dân phố;

b) Trình tự tổ chức phát phiếu lấy ý kiến của cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình thực hiện như quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

c) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố sau khi tổng hợp kết quả phiếu lấy ý kiến ở thôn, tổ dân phố, gửi kết quả cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để tổng hợp kết quả chung toàn cấp xã;

d) Nếu có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn cấp xã tán thành thì kết quả lấy ý kiến có giá trị thi hành. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản xác nhận kết quả và thông báo bằng văn bản đến Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến các hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố.

Điều 5. Kết hợp tổ chức họp thôn, tổ dân phố với tổ chức phát phiếu lấy ý kiến những cử tri không tham dự cuộc họp

1. Việc kết hợp tổ chức họp thôn, tổ dân phố với tổ chức phát phiếu lấy ý kiến những cử tri không tham dự cuộc họp chỉ áp dụng khi không tổ chức lại được cuộc họp hoặc sau khi đã tiến hành tổ chức lại cuộc họp mà kết quả vẫn chưa được trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình tán thành đối với các nội dung quy định tại Điều 10, khoản 1 và khoản 3 Điều 13 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

2. Trình tự kết hợp tổ chức họp thôn, tổ dân phố với tổ chức phát phiếu lấy ý kiến những cử tri không tham dự cuộc họp được thực hiện như sau:

a) Đối với các công việc trong phạm vi thôn, tổ dân phố

Trường hợp không tổ chức lại được cuộc họp hoặc sau khi đã tiến hành tổ chức lại cuộc họp thôn, tổ dân phố mà kết quả vẫn chưa được trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành thì Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố tổ chức phát phiếu lấy ý kiến của những cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình không tham dự cuộc họp để tổng hợp chung vào kết quả của cuộc họp liền trước đó;

Trên cơ sở tổng hợp kết quả cuộc họp và kết quả lấy ý kiến những cử tri không dự họp, nếu có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành thì có giá trị thi hành. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lập biên bản xác nhận kết quả kết hợp giữa cuộc họp với phát phiếu lấy ý kiến những cử tri không dự họp và thông báo đến các hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố.

b) Đối với các công việc trong phạm vi toàn cấp xã

Trường hợp không tổ chức lại được cuộc họp hoặc sau khi đã tiến hành tổ chức lại cuộc họp tại các thôn, tổ dân phố chưa được trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình tán thành theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Hướng dẫn này mà kết quả tổng hợp vẫn chưa được trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn cấp xã tán thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo các Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố tổ chức phát phiếu lấy ý kiến những cử tri không tham dự cuộc họp. Việc tổ chức lấy ý kiến những cử tri không tham dự cuộc họp được tiến hành ở tất cả thôn, tổ dân phố trên địa bàn;

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp chung kết quả cuộc họp liền trước đó với kết quả lấy ý kiến những cử tri không tham dự họp ở tất cả các thôn, tổ dân phố, nếu có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn cấp xã tán thành thì có giá trị thi hành;

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản xác nhận kết quả và thông báo đến các Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến các hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố.

Chương II

QUY TRÌNH BẦU, MIỄN NHIỆM, BÃI NHIỆM

TRƯỞNG THÔN, TỔ TRƯỞNG TỔ DÂN PHỐ

(Hướng dẫn khoản 2 Điều 16 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn)

Mục 1

QUY TRÌNH BẦU TRƯỞNG THÔN, TỔ TRƯỞNG TỔ DÂN PHỐ

Điều 6. Công tác chuẩn bị hội nghị bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố

1.Chậm nhất 20 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công bố ngày bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; chủ trì,phối hợp với Ban Thường trựcỦy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp xây dựng kế hoạch, hướng dẫn nghiệp vụ và tổ chức triển khai kế hoạch bầu cử.

2. Chậm nhất 15 ngày trước ngày bầu cử, Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố tổ chức hội nghị Ban công tác dự kiến danh sách người ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; báo cáo với Chi uỷ Chi bộ thôn, tổ dân phố để thống nhất danh sách người ra ứng cử (từ 1- 2 người).

3. Chậm nhất 10 ngày trước ngày bầu cử, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định thành lập Tổ bầu cử (gồm Tổ trưởng là Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố; thư ký và các thành viên khác là đại diện một số tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và đại diện cử tri thôn, tổ dân phố); quyết định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ bầu cử; quyết định thành phần cử tri (là toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình) tham gia bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. Các quyết định này phải được thông báo đến nhân dân ở thôn, tổ dân phố chậm nhất 7 ngày trước ngày bầu cử.

Điều 7. Tổ chức bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố

Tuỳ theo điều kiện của từng địa phương mà việc bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có thể tổ chức kết hợp tại hội nghị thôn, tổ dân phố hoặc tổ chức thành cuộc bầu cử riêng.

Trường hợp tổ chức thành cuộc bầu cử riêng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn quy trình, thủ tục của cuộc bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố ở địa phương mình phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 8. Bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tại hội nghị thôn, tổ dân phố

1. Tổ trưởng tổ bầu cử chủ trì hội nghị bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

Hội nghị bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được tiến hành khi có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tham dự.

2. Việc bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện theo trình tự sau đây:

a) Tổ trưởng tổ bầu cử đọc quyết định công bố ngày tổ chức bầu cử; quyết định thành lập Tổ bầu cử, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ bầu cử; quyết định thành phần cử tri tham gia bầu cử;

b) Tổ trưởng tổ bầu cử quyết định việc để Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố đương nhiệm báo cáo kết quả công tác nhiệm kỳ vừa qua trước hội nghị cử tri; hội nghị cử tri thảo luận về công tác nhiệm kỳ vừa qua của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố;

c) Tổ trưởng tổ bầu cử nêu tiêu chuẩn của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố;

d) Đại diện Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố giới thiệu danh sách những người ra ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố do Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố đề cử và Chi uỷ Chi bộ thôn, tổ dân phố thống nhất theo quy trình quy định tại khoản 2 Điều 6 của Hướng dẫn này. Tại hội nghị này, cử tri có thể tự ứng cử hoặc giới thiệu người ứng cử;

đ) Hội nghị thảo luận, cho ý kiến về những người ứng cử. Trên cơ sở các ý kiến của cử tri, Tổ bầu cửấn định danh sách những người ứng cử để hội nghị biểu quyết. Việc biểu quyết số lượng và danh sách những người ứng cử được thực hiện bằng hình thức giơ tay và có giá trị khi có trên 50% số cử tri tham dự hội nghị tán thành;

e) Tiến hành bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố:

- Việc bầu cử có thể bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do hội nghị quyết định;

- Nếu bầu bằng hình thức giơ tay, Tổ bầu cử trực tiếp đếm số biểu quyết. Nếu bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín, Tổ bầu cử làm nhiệm vụ kiểm phiếu;

- Tổ bầu cử tiến hành kiểm phiếu tại nơi bỏ phiếu ngay sau khi kết thúc cuộc bỏ phiếu; mời đại diện cử tri không phải là người ứng cử có mặt tại đó chứng kiến việc kiểm phiếu.

Kiểm phiếu xong, Tổ bầu cử lập biên bản kiểm phiếu. Biên bản kiểm phiếu phải ghi rõ: Tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình của thôn, tổ dân phố; số cử tri tham gia hội nghị; số phiếu phát ra; số phiếu thu vào; số phiếu hợp lệ; số phiếu không hợp lệ; số phiếu và tỷ lệ bầu cho mỗi người ứng cử so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình toàn thôn, tổ dân phố.

Người trúng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là người đạt trên 50% số phiếu bầu hợp lệ so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn thôn, tổ dân phố.

Biên bản kiểm phiếu lập thành 03 bản, có chữ ký của các thành viên Tổ bầu cử.

g) Tổ trưởng tổ bầu cử lập báo cáo kết quả bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, kèm theo Biên bản kiểm phiếu gửi ngayđến Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.

3. Trường hợp kết quả bầu không có người nào đạt trên 50% số phiếu bầu hợp lệ so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn thôn, tổ dân phố thì tiến hành bầu cử lại. Ngày bầu cử lại do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định, nhưng chậm nhất không quá 15 ngày, kể từ ngày tổ chức bầu cử lần đầu.

Nếu tổ chức bầu lần thứ hai mà vẫn không bầu được Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời để điều hành hoạt động của thôn, tổ dân phố cho đến khi bầu được Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mới.

Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời, Ủy ban nhân dân cấp xã phải tổ chức bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mới. Quy trình bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mới thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7 và khoản 1, khoản 2 Điều 8 của Hướng dẫn này.

Điều 9. Việc công nhận kết quả bầu cử

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Tổ trưởng tổ bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, ra quyết định công nhận người trúng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố hoặc quyết định bầu cử lại; trường hợp không ra quyết định công nhận hoặc quyết định bầu cử lại thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chính thức hoạt động khi có quyết định công nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Mục 2

QUY TRÌNH MIỄN NHIỆM, BÃI NHIỆM

TRƯỞNG THÔN, TỔ TRƯỞNG TỔ DÂN PHỐ.

Điều 10. Quy trình miễn nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố

1.Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có thể được miễn nhiệm do sức khỏe, do hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác.

2. Thủ tục, trình tự tổ chức việc miễn nhiệm:

a) Người xin miễn nhiệm phải có đơn, trong đó nêu rõ lý do của việc xin miễn chức danh Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được điều động làm công tác khác thì không cần có đơn xin miễn nhiệm;

b) Việc miễn nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được thực hiện tại hội nghị cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình ở thôn, tổ dân phố. Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố chủ trì hội nghị miễn nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố;

Hội nghị miễn nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được tiến hành khi có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tham dự;

c) Trình tự hội nghị miễn nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố:

- Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố chủ trì hội nghị, nêu lý do, yêu cầu của hội nghị;

- Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố trình bày lý do của việc xin miễn nhiệm;

- Hội nghị thảo luận, đánh giá quá trình hoạt động của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố;

- Hội nghị tiến hành biểu quyết. Việc biểu quyết được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do hội nghị quyết định. Hội nghị cử Tổ kiểm phiếu từ 3 đến 5 người để làm nhiệm vụ;

- Trường hợp có trên 50% so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn thôn, tổ dân phố tán thành việc miễn nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét, miễn nhiệm.

d) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố, Ủy ban nhân dân cấp xã phải xem xét, ra quyết định công nhận kết quả miễn nhiệm chức danh Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời để điều hành hoạt động của thôn, tổ dân phố cho đến khi bầu được Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mới; trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã không ra quyết định công nhận kết quả miễn nhiệm thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

Việc bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mới phải được tiến hành trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận kết quả miễn nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. Quy trìnhbầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mới thực hiện theo quy định tại Điều6, Điều 7 và Điều 8 của Hướng dẫn này.

Điều 11. Quy trình bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố

1.Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố khi không còn được nhân dân tín nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, tham nhũng, lãng phí, không phục tùng sự chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân cấp xã, vi phạm pháp luật và các quy định của cấp trên thì có thể bị cử tri bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc của Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hoặc có ít nhất một phần ba tổng số cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố kiến nghị.

Trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc của Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hoặc của ít nhất một phần ba tổng số cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố kiến nghị thì Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định tổ chức hội nghị cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố để xem xét bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố chủ trì hội nghị bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

Hội nghị bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được tiến hành khi có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tham dự. Ngoài số cử tri thuộc thành phần dự hội nghị, Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố mời đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tham dự. Khách mời được phát biểu ý kiến, nhưng không được biểu quyết.

2. Trình tự hội nghị bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố:

a) Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố tuyên bố lý do, mục đích, yêu cầu của hội nghị;

b) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố trình bày bản tự kiểm điểm của mình, trong đó nêu rõ khuyết điểm, nguyên nhân khách quan và chủ quan, các biện pháp khắc phục. Trường hợp Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố không tham dự hội nghị hoặc có tham dự nhưng không trình bày bản tự kiểm điểm thì người đưa ra đề xuất việc bãi nhiệm trình bày những khuyết điểm của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố;

c) Hội nghị thảo luận, đóng góp ý kiến;

d) Hội nghị biểu quyết việc bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. Việc biểu quyết được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do hội nghị quyết định. Hội nghị cử Tổ kiểm phiếu từ 3 đến 5 người để làm nhiệm vụ;

Trường hợp có trên 50% so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn thôn, tổ dân phố tán thành việc bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, thì Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố lập biên bản, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, bãi nhiệm.

đ) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố của Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố, Ủy ban nhân dân cấp xã phải xem xét ra quyết định công nhận kết quả bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời để điều hành hoạt động của thôn, tổ dân phố cho đến khi bầu được Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mới; trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã không ra quyết định công nhận kết quả bãi nhiệm thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Việc bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mới phải được tiến hành trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận kết quả bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. Quy trình bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mới thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Hướng dẫn này.

Điều 12. Kinh phí tổ chức bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố

Kinh phí tổ chức bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố do ngân sách cấp xã đảm bảo.

Chương III

LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN TRƯỚC KHI CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN

CẤP TRÊN QUYẾT ĐỊNH NHỮNG VIỆC LIÊN QUAN TRỰC TIẾP

ĐẾN QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦA NHÂN DÂN

(Hướng dẫn Điều 22 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn)

Điều 13. Cơ quan có thẩm quyền cấp trên phải tổ chức lấy ý kiến

Cơ quan có thẩm quyền cấp trên quy định tại Điều 22 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường thị trấn, bao gồm:

1. Cơ quan nhà nưc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp (trừ các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị cấp xã).

2. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị khác và cá nhân là chủ đầu tư, ban quản lý dự án các công trình, dự án đầu tư trên địa bàn.

Điều 14. Trách nhiệm của các cơ quan trong việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp trên quy định tại Điều 13 của Hướng dẫn này có trách nhiệm lập phương án, kế hoạch để tổ chức lấy ý kiến nhân dân về những nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của mình, trong đó nêu rõ mục đích, yêu cầu của việc tổ chức lấy ý kiến, những nội dung cần lấy ý kiến, cách thức triển khai, thời gian lấy ý kiến và trách nhiệm tổ chức, phối hợp thực hiện; cử đại diện tham gia quá trình tổ chức lấy ý kiến nhân dân.

2. Phương án, kế hoạch, kèm theo các hồ sơ, tài liệu liên quan và nguồn kinh phí phục vụ cho việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân phải được cơ quan tổ chức lấy ý kiến gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã ở những địa bàn mà quyết định của cơ quan có thẩm quyền sẽ tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của nhân dân.

3. Trên cơ sở phương án, kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân cấp xã có thể lựa chọn một hoặc đồng thời nhiều hình thức quy định tại Điều 20 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn để tổ chức lấy ý kiến của nhân dân.

4. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có trách nhiệm tổ chức việc lấy ý kiến nhân dân theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Điều 15. Tổ chức họp thôn, tổ dân phố để lấy ý kiến nhân dân

1. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố để tổ chức họp thôn, tổ dân phố lấy ý kiến về những việc liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của nhân dân trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định.

2. Trình tự tổ chức cuộc họp thôn, tổ dân phố được thực hiện như sau:

a) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tuyên bố lý do, nêu mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc họp; giới thiệu người để cuộc họp biểu quyết cử làm thư ký;

b) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố trình bày những nội dung cần lấy ý kiến theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp xã, của cơ quan có thẩm quyền;

c) Những người tham gia cuộc họp phát biểu ý kiến, kiến nghị của mình về những nội dung đưa ra lấy ý kiến. Người đại diện cho cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm giải trình về những ý kiến của người dự họp. Thư ký cuộc họp ghi đầy đủ các ý kiến, kiến nghị của những người dự họp và ý kiến giải trình của người đại diện cơ quan có thẩm quyền;

Tuỳ theo từng nội dung cụ thể và theo sự hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp xã mà cuộc họp có thể tiến hành việc biểu quyết đồng ý hay không đồng ý về những nội dung đưa ra lấy ý kiến nhân dân.

d) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có trách nhiệm tổng hợp tất cả các ý kiến, kiến nghị, kết quả biểu quyết (nếu có) của những người tham gia cuộc họp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Điều 16. Tổ chức phát phiếu lấy ý kiến nhân dân

1. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố tổ chức việc phát phiếu lấy ý kiến của cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình để cho ý kiến về những việc liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của nhân dân trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định.

2. Trình tự tổ chức phát phiếu lấy ý kiến của cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình được thực hiện như sau:

a) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố xây dựng kế hoạch tổ chức phát phiếu lấy ý kiến, chuẩn bị mẫu phiếu lấy ý kiến theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc của cơ quan có thẩm quyền; thành lập Tổ phát phiếu lấy ý kiến có từ 3 đến 5 người;

b) Tổ phát phiếu lấy ý kiến trực tiếp đến từng hộ gia đình để phát phiếu cho cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình; tiến hành lấy phiếu của các cử tri đã góp ý và tổng hợp kết quả góp ý;

c) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có trách nhiệm tổng hợp tất cả các ý kiến, kiến nghị của những người tham gia vào phiếu lấy ý kiến, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Điều 17. Tổ chức lấy ý kiến nhân dân thông qua hòm thư góp ý

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức lấy ý kiến nhân dân thông qua hòm thư góp ý; gửi các hồ sơ, tài liệu có liên quan cho Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để phổ biến các nội dung lấy ý kiến đến nhân dân; hướng dẫn địa điểm các hòm thư để người dân đóng góp ý kiến.

2. Thời gian để tổ chức lấy ý kiến nhân dân thông qua hòm thư góp ý ít nhất là 15 ngày liên tục, tính từ ngày niêm yết các nội dung cần lấy ý kiến tại trụ sở Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã đến ngày kết thúc việc lấy ý kiến.

3. Trong thời gian tổ chức lấy ý kiến nhân dân thông qua hòm thư góp ý, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải niêm yết các nội dung cần lấy ý kiến, các hồ sơ, tài liệu liên quan tại trụ sở Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã, tuyên truyền, phổ biến trên hệ thống loa truyền thanh. Thời gian niêm yết và phổ biến trên hệ thống truyền thanh thực hiện liên tục trong thời gian tổ chức lấy ý kiến nhân dân.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổng hợp kết quả lấy ý kiến nhân dân thông qua hòm thư góp ý; lập biên bản xác nhận kết quả và thông báo bằng văn bản đến các Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến các hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố.

Điều 18. Việc tiếp thu các ý kiến đóng góp của nhân dân

1. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân cho cơ quan có thẩm quyền.

2. Cơ quan có thẩm quyền sau khi nhận được báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến nhân dân, phải xem xét tiếp thu và báo cáo kết quả của việc tiếp thu cho Ủy ban nhân dân cấp xã để thông báo đến nhân dân.

3. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền quyết định các nội dung quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn khác với ý kiến đa số của nhân dân đã góp ý thì phải nêu rõ lý do của việc không tiếp thu và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Văn bản giải trình phải gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã để thông báo đến nhân dân.

Chương IV

LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM ĐỐI VỚI CHỦ TỊCH,

PHÓ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ CHỦ TỊCH,

PHÓ CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

(Hướng dẫn Điều 26 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã,phường, thị trấn)

Điều 19. Nguyên tắc chung khi tổ chức lấy phiếu tín nhiệm

1. Việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải được tiến hành thực sự dân chủ, đúng quy định của pháp luật và bảo đảm sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng.

2. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã chủ trì việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Thành phần tham gia lấy phiếu tín nhiệm gồm các thành viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, thành viên Ban Thường vụ của các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp, Trưởng ban thanh tra nhân dân, Trưởng ban giám sát đầu tư của cộng đồng (nếu có), Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố.

Điều 20. Thời hạn lấy phiếu tín nhiệm

1. Việc lấy phiếu tín nhiệm lần đầu đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện sau 2 năm, kể từ ngày các chức danh này được Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu; việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm lần thứ hai trong nhiệm kỳ đó được tiến hành sau 2 năm kế tiếp, kể từ ngày lấy phiếu tín nhiệm lần đầu.

2. Trường hợp Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được bầu bổ sung trong nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cấp xã, nếu thời gian giữ chức vụ trong nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cấp xã chưa đủ 2 năm thì không tiến hành lấy phiếu tín nhiệm trong nhiệm kỳ này.

3. Trường hợp Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được bầu trong 2 nhiệm kỳ liên tiếp, việc lấy phiếu tín nhiệm trong nhiệm kỳ thứ hai được thực hiện sau 2 năm, kể từ ngày được bầu trong nhiệm kỳ thứ hai.

Điều 21. Công tác chuẩn bị hội nghị lấy phiếu tín nhiệm

1. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã chịu trách nhiệm chuẩn bị hội nghị lấy phiếu tín nhiệm theo các bước sau:

a)Xây dựng kế hoạch lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp;

b)Báo cáo với Thường trực Đảng uỷ cấp xã về kế hoạch lấy phiếu tín nhiệm các chức danh trên (sau đây gọi là những người được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm);

c) Thông báo cho những người được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm biết kế hoạch, thời gian, địa điểm và yêu cầu họ chuẩn bị Bản kiểm điểm để gửi cho Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã chậm nhất là 30 ngày trước ngày tổ chức hội nghị lấy phiếu tín nhiệm;

Bản kiểm điểm công tác của những người được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm cần tập trung đánh giá về sự chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; năng lực điều hành, quản lý, mức độ hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao; về đạo đức lối sống; về sự liên hệ, phục vụ nhân dân.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn bản kiểm điểm mẫu để thực hiện thống nhất ở địa phương mình.

d) Chỉ đạo Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố tổ chức hội nghị để nhân dân đóng góp ý kiến vào bản kiểm điểm của những người được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm và tổng hợp ý kiến đóng góp của nhân dân ở thôn, tổ dân phố gửi Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã để báo cáo tổng hợp chung trình bày tại hội nghị lấy phiếu tín nhiệm;

Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố mời người được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm tham dự hội nghị lấy ý kiến đóng góp của nhân dân.

2. Chậm nhất là 10 ngày trước ngày tổ chức hội nghị lấy phiếu tín nhiệm, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã phải gửi giấy mời, kèm theo Bản kiểm điểm công tác của người được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm cho những người thuộc thành phần tham gia lấy phiếu tín nhiệm quy định tại khoản 2 Điều 19 của Hướng dẫn này (sau đây gọi chung là đại biểu chính thức).

Điều 22. Tổ chức hội nghị lấy phiếu tín nhiệm

1. Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm chỉ được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba số đại biểu chính thức tham dự.

2. Ngoài các đại biểu chính thức tham gia hội nghị lấy phiếu tín nhiệm, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã mời đại diện Thường trực Đảng uỷ, Thường trực Hội đồng nhân dân, đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cùng cấp và Thường trực Hội đồng nhân dân, đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp (sau đây gọi chung là đại biểu khách mời). Người được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm được mời tham dự hội nghị này.

Đại biểu khách mời được phát biểu ý kiến, nhưng không được quyền biểu quyết.

3. Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm thực hiện theo trình tự sau đây:

a) Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã chủ toạ hội nghị lấy phiếu tín nhiệm. Đại diện Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tuyên bố lý do, nêu mục đích, yêu cầu, nội dung hội nghị; giới thiệu người để hội nghị bầu thư ký trong số đại biểu chính thức tham gia hội nghị; thư ký thực hiện nhiệm vụ khi có trên 50% đại biểu chính thức tham dự hội nghị biểu quyết tán thành;

b) Người được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm trình bày bản kiểm điểm trước hội nghị và được phát biểu giải trình những vấn đề do các đại biểu tham dự hội nghị nêu ra. Nếu người được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm không thể tham dự hội nghị thì việc đọc bản kiểm điểm sẽ do Chủ toạ hội nghị quyết định;

c) Đại diện Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xãđọc bản tổng hợp ý kiến đóng góp của cử tri và nhân dân ở các thôn, tổ dân phố;

d) Hội nghị thảo luận, đóng góp ý kiến vào bản kiểm điểm của những người được lấy phiếu tín nhiệm;

đ) Hội nghị tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm

Trước khi bỏ phiếu tín nhiệm, hội nghị bầu Tổ kiểm phiếu từ 3 đến 5 người là đại biểu chính thức dự hội nghị. Tổ kiểm phiếu thực hiện nhiệm vụ khi có trên 50% số đại biểu chính thức tham dự hội nghị tán thành.

Tổ kiểm phiếu hướng dẫn thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm, phát phiếu, kiểm phiếu, lập biên bản kiểm phiếu, công bố kết quả kiểm phiếu.

Biên bản kiểm phiếu phải ghi rõ: tổng số đại biểu chính thức được mời; số đại biểu chính thức tham dự hội nghị; số phiếu phát ra; số phiếu thu vào; số phiếu hợp lệ; số phiếu không hợp lệ;số phiếu và tỷ lệ phiếu tín nhiệm và không tín nhiệm của từng người được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm so với số đại biểu chính thức tham dự hội nghị.

e)Thông qua biên bản hội nghị lấy phiếu tín nhiệm

Biên bản hội nghị lấy phiếu tín nhiệm được lập thành 6 bản gửi các cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 23 của Hướng dẫn này và lưu tại Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.

Điều 23. Gửi và xử lý kết quả lấy phiếu tín nhiệm

1. Sau khi kết thúc hội nghị lấy phiếu tín nhiệm, trong thời hạn 5 ngày làm việc, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã gửi báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm kèm theo kiến nghị của mình đến Thường trực Đảng uỷ, Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp, Ủy ban nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp và tổ chức Đảng có thẩm quyền quản lý người được lấy phiếu tín nhiệm để xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

2. Trường hợp Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã kiến nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Hội đồng nhân dân đối với những người được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã báo cáo xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền xem xét việc đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Hội đồng nhân dân gần nhất.

3. Việc bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp xã thực hiện theo Điều 65 của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân và Điều 56 của Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân ban hành kèm theo Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Điều 24. Kinh phí tổ chức việc lấy phiếu tín nhiệm

Kinh phí tổ chức việc lấy phiếu tín nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã do Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp cân đối cho ngân sách cấp xã để Ủy ban nhân dân cấp xã cấp cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp tổ chức việc lấy phiếu tín nhiệm.

Việc lập, sử dụng, quyết toán kinh phí tổ chức việc lấy phiếu tín nhiệm thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 25.Bộ Nội vụ, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệmphối hợp chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn./.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

(Đã ký)

Nguyễn Tấn Dũng

TM. ỦY BAN TW MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Huỳnh Đảm

Thực hiện pháp lệnh dân chủ xã, phương thị trấn

Đăng lúc: 27/05/2019 15:21:15 (GMT+7)

Pháp lệnh này quy định những nội dung phải công khai để nhân dân biết; những nội dung nhân dân bàn và quyết định; những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định; những nội dung nhân dân giám sát; trách nhiệm của chính quyền, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), của cán bộ thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc (sau đây gọi chung là thôn), tổ dân phố, khu phố, khối phố (sau đây gọi chung là tổ dân phố), của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và của nhân dân trong việc thực hiện dân chủ ở cấp xã.

UỶ BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SỐ 34/2007/PL-UBTVQH11

Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2007

PHÁP LỆNH

THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Pháp lệnh này quy định về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.Phạm vi điều chỉnh

Pháp lệnh này quy định những nội dung phải công khai để nhân dân biết; những nội dung nhân dân bàn và quyết định; những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định; những nội dung nhân dân giám sát; trách nhiệm của chính quyền, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), của cán bộ thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc (sau đây gọi chung là thôn), tổ dân phố, khu phố, khối phố (sau đây gọi chung là tổ dân phố), của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và của nhân dân trong việc thực hiện dân chủ ở cấp xã.

Điều 2. Nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cấp xã

1. Bảo đảm trật tự, kỷ cương, trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

2. Bảo đảm quyền của nhân dân được biết, tham gia ý kiến, quyết định, thực hiện và giám sát việc thực hiện dân chủ ở cấp xã.

3. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

4. Công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện dân chủ ở cấp xã.

5. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.

Điều 3.Trách nhiệm tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã

1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã.

2. Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp trong việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã.

3. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận ở cấp xã có trách nhiệm giám sát việc thực hiện và tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện dân chủ ở cấp xã.

Điều 4.Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Không thực hiện hoặc làm trái các quy định về thực hiện dân chủ ở cấp xã.

2. Trù dập người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị có liên quan đến việc thực hiện dân chủ ở cấp xã.

3. Bao che, cản trở hoặc thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị có liên quan đến việc thực hiện dân chủ ở cấp xã.

4. Lợi dụng việc thực hiện dân chủ ở cấp xã để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Chương 2:

NHỮNG NỘI DUNG CÔNG KHAI ĐỂ NHÂN DÂN BIẾT

Điều 5. Những nội dung công khai

1. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ph­ương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm của cấp xã.

2. Dự án, công trình đầu tư và thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn cấp xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư trên địa bàn cấp xã.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức cấp xã trực tiếp giải quyết các công việc của nhân dân.

4. Việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình, dự án đối với cấp xã; các khoản huy động nhân dân đóng góp.

5. Chủ trư­ơng, kế hoạch vay vốn cho nhân dân để phát triển sản xuất, xoá đói, giảm nghèo; phương thức và kết quả bình xét hộ nghèo đư­ợc vay vốn phát triển sản xuất, trợ cấp xã hội, xây dựng nhà tình thương, cấp thẻ bảo hiểm y tế.

6. Đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp tới cấp xã.

7. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức cấp xã, của cán bộ thôn, tổ dân phố; kết quả lấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.

8. Nội dung và kết quả tiếp thu ý kiến của nhân dân đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của cấp xã mà chính quyền cấp xã đưa ra lấy ý kiến nhân dân theo quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh này.

9. Đối tư­ợng, mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do chính quyền cấp xã trực tiếp thu.

10. Các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các công việc liên quan đến nhân dân do chính quyền cấp xã trực tiếp thực hiện.

11. Những nội dung khác theo quy định của pháp luật, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã thấy cần thiết.

Điều 6.Hình thức công khai

1. Những nội dung quy định tại Điều 5 của Pháp lệnh này được công khai bằng các hình thức sau đây:

a) Niêm yết công khai tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã;

b) Công khai trên hệ thống truyền thanh của cấp xã;

c) Công khai thông qua Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến nhân dân.

2. Chính quyền cấp xã có thể áp dụng đồng thời nhiều hình thức công khai quy định tại khoản 1 Điều này; thực hiện việc cung cấp thông tin theo quy định tạiĐiều 32 của Luật phòng, chống tham nhũng.

Điều 7.Việc công khai bằng hình thức niêm yết

1. Những nội dung quy định tại các khoản 2, 3, 9 và 10 Điều 5 của Pháp lệnh này phải được niêm yết công khai tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã.

2. Chính quyền cấp xã có trách nhiệm niêm yết những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này chậm nhất là hai ngày, kể từ ngày văn bản được thông qua, ký ban hành đối với những việc thuộc thẩm quyền quyết định của chính quyền cấp xã hoặc kể từ ngày nhận được văn bản đối với những việc thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên.

3. Thời gian niêm yết các nội dung quy định tại khoản 2 và khoản 9 Điều 5 của Pháp lệnh này ít nhất là ba mươi ngày liên tục, kể từ ngày niêm yết; các nội dung quy định tại khoản 3 và khoản 10 Điều 5 của Pháp lệnh này được niêm yết thường xuyên.

Điều 8.Việc công khai trên hệ thống truyền thanh và thông qua Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến nhân dân

1. Những nội dung quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6, 7, 8 và 11 Điều 5 của Pháp lệnh này được công khai trên hệ thống truyền thanh của cấp xã hoặc gửi đến Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến nhân dân.

2. Chính quyền cấp xã có trách nhiệm công khai những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này chậm nhất là hai ngày, kể từ ngày văn bản được thông qua, ký ban hành đối với những việc thuộc thẩm quyền quyết định của chính quyền cấp xã hoặc kể từ ngày nhận được văn bản đối với những việc thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên.

3. Trường hợp công khai trên hệ thống truyền thanh của cấp xã thì thời hạn công khai là ba ngày liên tục.

Điều 9.Trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung công khai

1. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập, thông qua kế hoạch thực hiện những nội dung công khai, trong đó nêu rõ cách thức triển khai thực hiện, thời gian thực hiện và trách nhiệm tổ chức thực hiện.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch, phương án đã được thông qua.

3. Uỷ ban nhân dân cấp xã báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về quá trình và kết quả thực hiện các nội dung công khai tại kỳ họp gần nhất của Hội đồng nhân dân.

Chương 3:

NHỮNG NỘI DUNG NHÂN DÂN BÀN VÀ QUYẾT ĐỊNH

Mục 1:

NỘI DUNG, HÌNH THỨC NHÂN DÂN BÀN VÀ QUYẾT ĐỊNH TRỰC TIẾP

Điều 10.Nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp

Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp về chủ tr­ương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, tổ dân phố do nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí và các công việc khác trong nội bộ cộng đồng dân cư­ phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 11.Hình thức nhân dân bàn và quyết định trực tiếp

1. Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp những nội dung quy định tại Điều 10 của Pháp lệnh này bằng một trong các hình thức sau đây:

a) Tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố;

b) Phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.

2. Trường hợp tổ chức họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình thì việc biểu quyết được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín; hình thức biểu quyết do hội nghị quyết định; nếu số người tán thành chưa đạt quá 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố hoặc trong toàn cấp xã thì tổ chức lại cuộc họp.

3. Trường hợp không tổ chức lại được cuộc họp thì phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.

Điều 12.Giá trị thi hành đối với những việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp

1. Những nội dung quy định tại Điều 10 của Pháp lệnh này khi đưa ra nhân dân bàn và quyết định trực tiếp, nếu có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố hoặc trong toàn cấp xã tán thành thì có giá trị thi hành.

2. Nhân dân có trách nhiệm tham gia bàn và quyết định các công việc của thôn, tổ dân phố và của cấp xã theo quy định của pháp luật; chấp hành và thực hiện các quyết định đã có giá trị thi hành.

3. Chính quyền cấp xã phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp tổ chức tuyên truyền, vận động, thuyết phục những cử tri, hộ gia đình chưa tán thành trong việc thực hiện những quyết định đã có giá trị thi hành.

Mục 2

NỘI DUNG, HÌNH THỨC NHÂN DÂN BÀN, BIỂU QUYẾT ĐỂ CẤP CÓ THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH

Điều 13. Những nội dung nhân dân bàn, biểu quyết

1. Hương ước, quy ­ước của thôn, tổ dân phố.

2. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

3. Bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.

Điều 14. Hình thức nhân dân bàn, biểu quyết

1. Nhân dân bàn và biểu quyết những nội dung quy định tại Điều 13 của Pháp lệnh này bằng một trong các hình thức sau đây:

a) Tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố;

b) Phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.

2. Trường hợp tổ chức họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình thì việc biểu quyết được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín; hình thức biểu quyết do hội nghị quyết định; nếu số người tán thành chưa đạt quá 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố thì tổ chức lại cuộc họp.

3. Trường hợp không tổ chức lại được cuộc họp thì phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình, trừ việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

Điều 15. Giá trị thi hành đối với những việc nhân dân bàn, biểu quyết

1. Đối với nội dung quy định tại khoản 1 Điều 13 của Pháp lệnh này, nếu có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành thì có giá trị thi hành sau khi ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) ra quyết định công nhận.

2. Đối với nội dung quy định tại khoản 2 Điều 13 của Pháp lệnh này, nếu có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành thì có giá trị thi hành sau khi ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận.

3. Đối với nội dung quy định tại khoản 3 Điều 13 của Pháp lệnh này, nếu có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình tán thành thì có giá trị thi hành sau khi được Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã công nhận.

Điều 16.Việc công nhận những nội dung nhân dân bàn, biểu quyết

1. Việc công nhận hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố được thực hiện như sau:

a) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có trách nhiệm báo cáo ngay với Uỷ ban nhân dân cấp xã kết quả việc nhân dân bàn, biểu quyết;

b) Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải lập hồ sơ trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện;

c) Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp xã, Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải xem xét, ra quyết định công nhận; trường hợp không công nhận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Việc công nhận kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được thực hiện như sau:

a) Người chủ trì cuộc họp thôn, tổ dân phố có trách nhiệm lập biên bản, báo cáo ngay với Uỷ ban nhân dân cấp xã kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố;

b) Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải xem xét, ra quyết định công nhận; trường hợp không công nhận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Việc công nhận kết quả bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng được thực hiện như sau:

a) Người chủ trì cuộc họp có trách nhiệm báo cáo ngay với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã kết quả bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng;

b) Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã phải xem xét, công nhận; trường hợp không công nhận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Mục 3:

TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHỮNG NỘI DUNG NHÂN DÂN BÀN VÀ QUYẾT ĐỊNH

Điều 17.Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã

1. Uỷ ban nhân dân cấp xã lập, thông qua kế hoạch thực hiện những nội dung nhân dân bàn và quyết định; phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp tổ chức thực hiện; chỉ đạo Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện kế hoạch đã được thông qua.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm lập biên bản tổng hợp kết quả về những nội dung đã đưa ra nhân dân toàn cấp xã bàn và quyết định; tổ chức triển khai thực hiện những nội dung đã được nhân dân quyết định; phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tổ chức việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

3. Uỷ ban nhân dân cấp xã báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về quá trình và kết quả thực hiện các nội dung nhân dân bàn và quyết định tại kỳ họp gần nhất của Hội đồng nhân dân.

Điều 18. Trách nhiệm của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố

1. Chủ trì, phối hợp với Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình, phát phiếu lấy ý kiến cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình để nhân dân thực hiện những nội dung quy định tại Điều 10, khoản 1 và khoản 3 Điều 13 của Pháp lệnh này.

2. Lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp những công việc của thôn, tổ dân phố.

3. Lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp những công việc thuộc phạm vi cấp xã; báo cáo kết quả cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.

4. Tổ chức thực hiện những công việc trong phạm vi thôn, tổ dân phố đã được nhân dân quyết định.

Chương 4:

NHỮNG NỘI DUNG NHÂN DÂN THAM GIA Ý KIẾN TRƯỚC KHI Ơ QUAN CÓ THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH

Điều 19.Những nội dung nhân dân tham gia ý kiến

1. Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp xã; ph­ương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất; đề án định canh, định cư, vùng kinh tế mới và phương án phát triển ngành nghề của cấp xã.

2. Dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh; việc quản lý, sử dụng quỹ đất của cấp xã.

3. Dự thảo kế hoạch triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn cấp xã; chủ tr­ương, phư­ơng án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, tái định cư­; ph­ương án quy hoạch khu dân cư­.

4. Dự thảo đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp đến cấp xã.

5. Những nội dung khác cần phải lấy ý kiến nhân dân theo quy định của pháp luật, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã thấy cần thiết.

Điều 20.Hình thức để nhân dân tham gia ý kiến

1. Họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố.

2. Phát phiếu lấy ý kiến cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.

3. Thông qua hòm thư­ góp ý.

Điều 21.Trách nhiệm của chính quyền cấp xã về tổ chức thực hiện những nội dung nhân dân tham gia ý kiến

1. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập, thông qua kế hoạch để lấy ý kiến nhân dân về những nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của chính quyền cấp xã, trong đó nêu rõ cách thức triển khai, thời gian và trách nhiệm tổ chức thực hiện.

2. Uỷ ban nhân dân cấp xã phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp tổ chức thực hiện kế hoạch đã được thông qua.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức lấy ý kiến, tổng hợp ý‎kiến của cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình; nghiên cứu tiếp thu ý kiến và thông báo với nhân dân về tiếp thu ý kiến của cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.

Trường hợp chính quyền cấp xã quyết định các nội dung quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh này khác với ý‎kiến của đa số thì phải nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

4. Đối với những nội dung do cơ quan có thẩm quyền giao cho chính quyền cấp xã đưa ra lấy ý kiến nhân dân thì Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập, thông qua kế hoạch thực hiện, trong đó nêu rõ cách thức triển khai, thời gian và trách nhiệm tổ chức thực hiện; chỉ đạo tổ chức thực hiện, tổng hợp ý kiến và báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về kết quả lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn.

5. Uỷ ban nhân dân cấp xã báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về quá trình và kết quả thực hiện các nội dung đưa ra lấy ý kiến nhân dân tại kỳ họp gần nhất của Hội đồng nhân dân.

Điều 22.Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền cấp trên về tổ chức thực hiện những nội dung nhân dân cấp xã tham gia ý kiến

1. Lấy ý kiến nhân dân trước khi quyết định về những việc liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của công dân trên địa bàn cấp xã.

2. Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp xã.

3. Cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân.

4. Tiếp thu ý kiến nhân dân về những nội dung đã đưa ra lấy ý kiến. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền quyết định các nội dung quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh này khác với ý‎kiến của đa số thì phải nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Chương 5:

NHỮNG NỘI DUNG NHÂN DÂN GIÁM SÁT

Điều 23.Những nội dung nhân dân giám sát

Nhân dân giám sát việc thực hiện các nội dung quy định tại các điều 5, 10, 13 và 19 của Pháp lệnh này.

Điều 24.Hình thức để thực hiện việc giám sát của nhân dân

1. Nhân dân thực hiện việc giám sát thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.

Trình tự, thủ tục hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng được thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Nhân dân trực tiếp thực hiện việc giám sát thông qua quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc kiến nghị thông qua Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận cấp xã, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.

Trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 25.Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện giám sát của nhân dân

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có các trách nhiệm sau đây:

1. Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu cần thiết cho Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng;

2. Xem xét, giải quyết và trả lời kịp thời các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng, của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận cấp xã hoặc báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;

3. Xử lý người có hành vi cản trở hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng hoặc người có hành vi trả thù, trù dập công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị theo quy định của pháp luật.

Điều 26. Lấy phiếu tín nhiệm

1. Hai năm một lần trong mỗi nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cấp xã, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.

2. Thành phần tham gia lấy phiếu tín nhiệm gồm các thành viên Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên Ban thường vụ của các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã, Trưởng ban thanh tra nhân dân, Trưởng ban giám sát đầu tư của cộng đồng (nếu có), Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố.

3. Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã gửi kết quả lấy phiếu tín nhiệm và kiến nghị của mình tới Hội đồng nhân dân cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 27. Hiệu lực thi hành

1. Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007.

2. Nghị định số79/2003/NĐ-CPngày 07 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã hết hiệu lực kể từ ngày Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành.

Điều 28. Hướng dẫn thi hành

Chính phủ, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình hướng dẫn những nội dung quy định tại các điều 11, 14, 16, 22 và 26 của Pháp lệnh này.

TM. UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH
Nguyễn Phú Trọng

CHÍNH PHỦ-ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

_______

Số:09/2008/NQLT-CP-UBTUMTTQVN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________________

Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 2008

NGHỊ QUYẾT LIÊN TỊCH

Hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22

và Điều 26 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn

________

CHÍNH PHỦ - UỶ BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày 12 tháng 6 năm 1999;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn ngày 20 tháng 4 năm 2007;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,

QUYẾT NGHỊ :

Điều 1.Ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch này Hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

Điều 2.Nghị quyết liên tịch này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những văn bản, quy định sau đây hết hiệu lực kể từ ngày Nghị quyết liên tịch này có hiệu lực thi hành:

- Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BTTUBTWMTTQVN-BNVngày 12 tháng 5 năm 2005 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Nội vụ hướng dẫn quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố;

- Điều 13 của Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố ban hành kèm theo Quyết định số 13/2002/QĐ-BNV ngày 06 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;

- Thông tri số 06/TTr-MTTW ngày 25 tháng 01 năm 2005 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ chủ chốt do Hội đồng nhân dân xã bầu và Trưởng thôn.

Điều 3.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết liên tịch này./.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

TM. ỦY BAN TW MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

CHÍNH PHỦ-ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

_______

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________________

HƯỚNG DẪN THI HÀNH CÁC ĐIỀU 11,

ĐIỀU 14, ĐIỀU 16, ĐIỀU 22 VÀ ĐIỀU 26 CỦA PHÁP LỆNH

THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

(Ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số09/2008/NQLT-CP-UBTUMTTQVNngày 17 tháng 4 năm 2008của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam)

________

Chương I

HÌNH THỨC ĐỂ NHÂN DÂN BÀN VÀ QUYẾT ĐỊNH TRỰC TIẾP

HOẶC BIỂU QUYẾT ĐỂ CẤP CÓ THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH

(Hướng dẫn Điều 11, Điều 14 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn)

Điều 1.Thẩm quyền lựa chọn hình thức để nhân dân bàn và quyết định trực tiếp hoặc biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định

1. Đối với các công việc trong phạm vi thôn, tổ dân phố

Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố sau khi thống nhất với Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố quyết định lựa chọn một trong các hình thức tổ chức họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố hoặc tổ chức phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đìnhquy định tại Điều 11 và Điều 14 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn để đưa ra nhân dân ở thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp hoặc biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định các công việc trong phạm vi thôn, tổ dân phố, trừ việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

2. Đối với các công việc trong phạm vi xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã)

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất vớiChủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định lựa chọn một trong các hình thức tổ chức họp thôn, tổ dân phố hoặc tổ chức phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đìnhquy định tại Điều 11 và Điều 14 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn để đưa ra nhân dân toàn cấp xã bàn và quyết định trực tiếp hoặc biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định các công việc trong phạm vi toàn cấp xã.

Điều 2. Tổ chức họp thôn, tổ dân phố để nhân dân bàn và quyết định trực tiếp hoặc biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định

1. Đối với các công việc trong phạm vi thôn, tổ dân phố

a) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố tổ chức họp thôn, tổ dân phố, trừ cuộc họp để bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố;

Cuộc họp của thôn, tổ dân phố được tiến hành khi có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tham dự;

Trường hợp thôn, tổ dân phố có trên 200 hộ gia đình, có địa bàn dân cư sống không tập trung thì có thể tổ chức các cuộc họp theo từng cụm dân cư. Mỗi cụm dân cư có từ 70 đến 150 hộ gia đình. Cuộc họp của mỗi cụm dân cưđược tiến hành khi có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong cụm dân cư tham dự. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổng hợp kết quả cuộc họp ở từng cụm dân cư vào kết quả chung của toàn thôn, tổ dân phố;

b) Trình tự tổ chức cuộc họp được thực hiện như sau:

-Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tuyên bố lý do, nêu mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc họp; giới thiệu người để cuộc họp biểu quyết cử làm thư ký;

- Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố trình bày những nội dung cần đưa ra để cuộc họp xem xét;

- Những người tham gia cuộc họp thảo luận;

- Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổng hợp chung các ý kiến của những người tham gia cuộc họp; đề xuất phương án biểu quyết. Việc biểu quyết được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do cuộc họp quyết định;

c) Nếu có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành thì kết quả cuộc họp có giá trị thi hành. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lập biên bản và thông báo đến các hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố về kết quả cuộc họp;

d) Trường hợp không được trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành thì Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức lại cuộc họp. Việc tổ chức lại cuộc họp thực hiện theo khoản 1 Điều 3 của Hướng dẫn này.

2. Đối với các công việc trong phạm vi toàn cấp xã

a) Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp chỉ đạo Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố tổ chức họp thôn, tổ dân phố;

b) Trình tự tổ chức cuộc họp tại các thôn, tổ dân phố thực hiện như quy định tại khoản 1 Điều này;

c) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố sau khi tổng hợp kết quả cuộc họp ở thôn, tổ dân phố, gửi kết quả đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để tổng hợp kết quả chung toàn cấp xã;

d) Trên cơ sở tổng hợp kết quả các cuộc họp từ các thôn, tổ dân phố, nếu có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn cấp xã tán thành thì kết quả cuộc họp ở toàn cấp xã có giá trị thi hành. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản xác nhận kết quả họp của toàn cấp xã và thông báo bằng văn bản đến các Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến các hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố;

đ) Trường hợp không được trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn cấp xã tán thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp. Việc tổ chức lại cuộc họp thực hiện theo khoản 2 Điều 3 của Hướng dẫn này.

Điều 3. Tổ chức lại cuộc họp thôn, tổ dân phố để bàn và quyết định trực tiếp hoặc biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định

1. Đối với các công việc trong phạm vi thôn, tổ dân phố

a) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố tổ chức lại cuộc họp để tiếp tục bàn và quyết định trực tiếp hoặc biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định nội dung công việc mà cuộc họp trước đó chưa tán thành. Thời gian tổ chức lại cuộc họp chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày tổ chức cuộc họp trước đó;

b) Trình tự tổ chức lại cuộc họp thực hiện như trình tự tổ chức họp thôn, tổ dân phố quy định tại khoản 1 Điều 2 của Hướng dẫn này;

c) Trường hợp không tổ chức lại được cuộc họp hoặc tổ chức lại mà kết quả vẫn chưa được trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình tán thành thì Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố tổ chức phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình không dự họp để tổng hợp chung vào kết quả của cuộc họp liền trước đó. Việc kết hợp tổ chức họp thôn, tổ dân phố với tổ chức phát phiếu lấy ý kiến những cử tri không tham dự cuộc họp thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 của Hướng dẫn này.

2. Đối với các công việc trong phạm vi toàn cấp xã

a) Sau khi tổng hợp kết quả cuộc họp ở tất cả thôn, tổ dân phố trong toàn cấp xã mà chưa được trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn cấp xã tán thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu tổ chức lại cuộc họp ở những thôn, tổ dân phố chưa được trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành;

b) Trường hợp không tổ chức lại được cuộc họp hoặc tổ chức lại mà kết quả tổng hợp vẫn chưa được trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn cấp xã tán thành thì tiến hành phát phiếu lấy ý kiến những cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình không tham dự họp để tổng hợp chung vào kết quả cuộc họp ở các thôn, tổ dân phố. Việc kết hợp tổ chức họp thôn, tổ dân phố với tổ chức phát phiếu lấy ý kiến những cử tri không tham dự cuộc họp thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 của Hướng dẫn này.

Điều 4. Tổ chức phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình để nhân dân bàn và quyết định trực tiếp hoặc biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định

1. Đối với các công việc trong phạm vi thôn, tổ dân phố

a) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố tổ chức phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình để bàn các công việc trong phạm vi thôn, tổ dân phố, trừ việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố;

b) Trình tự tổ chức phát phiếu lấy ý kiến của cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình được thực hiện như sau:

- Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố xây dựng kế hoạch tổ chức phát phiếu lấy ý kiến; thành lập Tổ phát phiếu lấy ý kiến có từ 3 đến 5 người;

- Tổ phát phiếu lấy ý kiến trực tiếp đến từng hộ gia đình để phát phiếu cho cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình; tiến hành lấy phiếu của các cử tri đã góp ý và tổng hợp kết quả lấy ý kiến.

c) Nếu có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành thì kết quả lấy ý kiến có giá trị thi hành. Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố lập biên bản xác nhận và thông báo đến các hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố về kết quả lấy ý kiến.

2. Đối với các công việc trong phạm vi toàn cấp xã

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp chỉ đạo các Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố tổ chức phát phiếu lấy ý kiến cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trên địa bàn từng thôn, tổ dân phố;

b) Trình tự tổ chức phát phiếu lấy ý kiến của cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình thực hiện như quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

c) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố sau khi tổng hợp kết quả phiếu lấy ý kiến ở thôn, tổ dân phố, gửi kết quả cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để tổng hợp kết quả chung toàn cấp xã;

d) Nếu có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn cấp xã tán thành thì kết quả lấy ý kiến có giá trị thi hành. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản xác nhận kết quả và thông báo bằng văn bản đến Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến các hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố.

Điều 5. Kết hợp tổ chức họp thôn, tổ dân phố với tổ chức phát phiếu lấy ý kiến những cử tri không tham dự cuộc họp

1. Việc kết hợp tổ chức họp thôn, tổ dân phố với tổ chức phát phiếu lấy ý kiến những cử tri không tham dự cuộc họp chỉ áp dụng khi không tổ chức lại được cuộc họp hoặc sau khi đã tiến hành tổ chức lại cuộc họp mà kết quả vẫn chưa được trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình tán thành đối với các nội dung quy định tại Điều 10, khoản 1 và khoản 3 Điều 13 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

2. Trình tự kết hợp tổ chức họp thôn, tổ dân phố với tổ chức phát phiếu lấy ý kiến những cử tri không tham dự cuộc họp được thực hiện như sau:

a) Đối với các công việc trong phạm vi thôn, tổ dân phố

Trường hợp không tổ chức lại được cuộc họp hoặc sau khi đã tiến hành tổ chức lại cuộc họp thôn, tổ dân phố mà kết quả vẫn chưa được trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành thì Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố tổ chức phát phiếu lấy ý kiến của những cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình không tham dự cuộc họp để tổng hợp chung vào kết quả của cuộc họp liền trước đó;

Trên cơ sở tổng hợp kết quả cuộc họp và kết quả lấy ý kiến những cử tri không dự họp, nếu có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành thì có giá trị thi hành. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lập biên bản xác nhận kết quả kết hợp giữa cuộc họp với phát phiếu lấy ý kiến những cử tri không dự họp và thông báo đến các hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố.

b) Đối với các công việc trong phạm vi toàn cấp xã

Trường hợp không tổ chức lại được cuộc họp hoặc sau khi đã tiến hành tổ chức lại cuộc họp tại các thôn, tổ dân phố chưa được trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình tán thành theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Hướng dẫn này mà kết quả tổng hợp vẫn chưa được trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn cấp xã tán thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo các Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố tổ chức phát phiếu lấy ý kiến những cử tri không tham dự cuộc họp. Việc tổ chức lấy ý kiến những cử tri không tham dự cuộc họp được tiến hành ở tất cả thôn, tổ dân phố trên địa bàn;

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp chung kết quả cuộc họp liền trước đó với kết quả lấy ý kiến những cử tri không tham dự họp ở tất cả các thôn, tổ dân phố, nếu có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn cấp xã tán thành thì có giá trị thi hành;

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản xác nhận kết quả và thông báo đến các Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến các hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố.

Chương II

QUY TRÌNH BẦU, MIỄN NHIỆM, BÃI NHIỆM

TRƯỞNG THÔN, TỔ TRƯỞNG TỔ DÂN PHỐ

(Hướng dẫn khoản 2 Điều 16 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn)

Mục 1

QUY TRÌNH BẦU TRƯỞNG THÔN, TỔ TRƯỞNG TỔ DÂN PHỐ

Điều 6. Công tác chuẩn bị hội nghị bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố

1.Chậm nhất 20 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công bố ngày bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; chủ trì,phối hợp với Ban Thường trựcỦy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp xây dựng kế hoạch, hướng dẫn nghiệp vụ và tổ chức triển khai kế hoạch bầu cử.

2. Chậm nhất 15 ngày trước ngày bầu cử, Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố tổ chức hội nghị Ban công tác dự kiến danh sách người ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; báo cáo với Chi uỷ Chi bộ thôn, tổ dân phố để thống nhất danh sách người ra ứng cử (từ 1- 2 người).

3. Chậm nhất 10 ngày trước ngày bầu cử, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định thành lập Tổ bầu cử (gồm Tổ trưởng là Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố; thư ký và các thành viên khác là đại diện một số tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và đại diện cử tri thôn, tổ dân phố); quyết định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ bầu cử; quyết định thành phần cử tri (là toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình) tham gia bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. Các quyết định này phải được thông báo đến nhân dân ở thôn, tổ dân phố chậm nhất 7 ngày trước ngày bầu cử.

Điều 7. Tổ chức bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố

Tuỳ theo điều kiện của từng địa phương mà việc bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có thể tổ chức kết hợp tại hội nghị thôn, tổ dân phố hoặc tổ chức thành cuộc bầu cử riêng.

Trường hợp tổ chức thành cuộc bầu cử riêng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn quy trình, thủ tục của cuộc bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố ở địa phương mình phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 8. Bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tại hội nghị thôn, tổ dân phố

1. Tổ trưởng tổ bầu cử chủ trì hội nghị bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

Hội nghị bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được tiến hành khi có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tham dự.

2. Việc bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện theo trình tự sau đây:

a) Tổ trưởng tổ bầu cử đọc quyết định công bố ngày tổ chức bầu cử; quyết định thành lập Tổ bầu cử, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ bầu cử; quyết định thành phần cử tri tham gia bầu cử;

b) Tổ trưởng tổ bầu cử quyết định việc để Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố đương nhiệm báo cáo kết quả công tác nhiệm kỳ vừa qua trước hội nghị cử tri; hội nghị cử tri thảo luận về công tác nhiệm kỳ vừa qua của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố;

c) Tổ trưởng tổ bầu cử nêu tiêu chuẩn của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố;

d) Đại diện Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố giới thiệu danh sách những người ra ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố do Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố đề cử và Chi uỷ Chi bộ thôn, tổ dân phố thống nhất theo quy trình quy định tại khoản 2 Điều 6 của Hướng dẫn này. Tại hội nghị này, cử tri có thể tự ứng cử hoặc giới thiệu người ứng cử;

đ) Hội nghị thảo luận, cho ý kiến về những người ứng cử. Trên cơ sở các ý kiến của cử tri, Tổ bầu cửấn định danh sách những người ứng cử để hội nghị biểu quyết. Việc biểu quyết số lượng và danh sách những người ứng cử được thực hiện bằng hình thức giơ tay và có giá trị khi có trên 50% số cử tri tham dự hội nghị tán thành;

e) Tiến hành bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố:

- Việc bầu cử có thể bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do hội nghị quyết định;

- Nếu bầu bằng hình thức giơ tay, Tổ bầu cử trực tiếp đếm số biểu quyết. Nếu bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín, Tổ bầu cử làm nhiệm vụ kiểm phiếu;

- Tổ bầu cử tiến hành kiểm phiếu tại nơi bỏ phiếu ngay sau khi kết thúc cuộc bỏ phiếu; mời đại diện cử tri không phải là người ứng cử có mặt tại đó chứng kiến việc kiểm phiếu.

Kiểm phiếu xong, Tổ bầu cử lập biên bản kiểm phiếu. Biên bản kiểm phiếu phải ghi rõ: Tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình của thôn, tổ dân phố; số cử tri tham gia hội nghị; số phiếu phát ra; số phiếu thu vào; số phiếu hợp lệ; số phiếu không hợp lệ; số phiếu và tỷ lệ bầu cho mỗi người ứng cử so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình toàn thôn, tổ dân phố.

Người trúng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là người đạt trên 50% số phiếu bầu hợp lệ so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn thôn, tổ dân phố.

Biên bản kiểm phiếu lập thành 03 bản, có chữ ký của các thành viên Tổ bầu cử.

g) Tổ trưởng tổ bầu cử lập báo cáo kết quả bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, kèm theo Biên bản kiểm phiếu gửi ngayđến Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.

3. Trường hợp kết quả bầu không có người nào đạt trên 50% số phiếu bầu hợp lệ so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn thôn, tổ dân phố thì tiến hành bầu cử lại. Ngày bầu cử lại do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định, nhưng chậm nhất không quá 15 ngày, kể từ ngày tổ chức bầu cử lần đầu.

Nếu tổ chức bầu lần thứ hai mà vẫn không bầu được Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời để điều hành hoạt động của thôn, tổ dân phố cho đến khi bầu được Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mới.

Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời, Ủy ban nhân dân cấp xã phải tổ chức bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mới. Quy trình bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mới thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7 và khoản 1, khoản 2 Điều 8 của Hướng dẫn này.

Điều 9. Việc công nhận kết quả bầu cử

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Tổ trưởng tổ bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, ra quyết định công nhận người trúng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố hoặc quyết định bầu cử lại; trường hợp không ra quyết định công nhận hoặc quyết định bầu cử lại thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chính thức hoạt động khi có quyết định công nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Mục 2

QUY TRÌNH MIỄN NHIỆM, BÃI NHIỆM

TRƯỞNG THÔN, TỔ TRƯỞNG TỔ DÂN PHỐ.

Điều 10. Quy trình miễn nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố

1.Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có thể được miễn nhiệm do sức khỏe, do hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác.

2. Thủ tục, trình tự tổ chức việc miễn nhiệm:

a) Người xin miễn nhiệm phải có đơn, trong đó nêu rõ lý do của việc xin miễn chức danh Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được điều động làm công tác khác thì không cần có đơn xin miễn nhiệm;

b) Việc miễn nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được thực hiện tại hội nghị cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình ở thôn, tổ dân phố. Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố chủ trì hội nghị miễn nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố;

Hội nghị miễn nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được tiến hành khi có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tham dự;

c) Trình tự hội nghị miễn nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố:

- Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố chủ trì hội nghị, nêu lý do, yêu cầu của hội nghị;

- Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố trình bày lý do của việc xin miễn nhiệm;

- Hội nghị thảo luận, đánh giá quá trình hoạt động của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố;

- Hội nghị tiến hành biểu quyết. Việc biểu quyết được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do hội nghị quyết định. Hội nghị cử Tổ kiểm phiếu từ 3 đến 5 người để làm nhiệm vụ;

- Trường hợp có trên 50% so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn thôn, tổ dân phố tán thành việc miễn nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét, miễn nhiệm.

d) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố, Ủy ban nhân dân cấp xã phải xem xét, ra quyết định công nhận kết quả miễn nhiệm chức danh Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời để điều hành hoạt động của thôn, tổ dân phố cho đến khi bầu được Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mới; trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã không ra quyết định công nhận kết quả miễn nhiệm thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

Việc bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mới phải được tiến hành trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận kết quả miễn nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. Quy trìnhbầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mới thực hiện theo quy định tại Điều6, Điều 7 và Điều 8 của Hướng dẫn này.

Điều 11. Quy trình bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố

1.Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố khi không còn được nhân dân tín nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, tham nhũng, lãng phí, không phục tùng sự chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân cấp xã, vi phạm pháp luật và các quy định của cấp trên thì có thể bị cử tri bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc của Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hoặc có ít nhất một phần ba tổng số cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố kiến nghị.

Trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc của Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hoặc của ít nhất một phần ba tổng số cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố kiến nghị thì Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định tổ chức hội nghị cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố để xem xét bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố chủ trì hội nghị bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

Hội nghị bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được tiến hành khi có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tham dự. Ngoài số cử tri thuộc thành phần dự hội nghị, Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố mời đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tham dự. Khách mời được phát biểu ý kiến, nhưng không được biểu quyết.

2. Trình tự hội nghị bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố:

a) Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố tuyên bố lý do, mục đích, yêu cầu của hội nghị;

b) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố trình bày bản tự kiểm điểm của mình, trong đó nêu rõ khuyết điểm, nguyên nhân khách quan và chủ quan, các biện pháp khắc phục. Trường hợp Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố không tham dự hội nghị hoặc có tham dự nhưng không trình bày bản tự kiểm điểm thì người đưa ra đề xuất việc bãi nhiệm trình bày những khuyết điểm của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố;

c) Hội nghị thảo luận, đóng góp ý kiến;

d) Hội nghị biểu quyết việc bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. Việc biểu quyết được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do hội nghị quyết định. Hội nghị cử Tổ kiểm phiếu từ 3 đến 5 người để làm nhiệm vụ;

Trường hợp có trên 50% so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn thôn, tổ dân phố tán thành việc bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, thì Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố lập biên bản, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, bãi nhiệm.

đ) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố của Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố, Ủy ban nhân dân cấp xã phải xem xét ra quyết định công nhận kết quả bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời để điều hành hoạt động của thôn, tổ dân phố cho đến khi bầu được Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mới; trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã không ra quyết định công nhận kết quả bãi nhiệm thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Việc bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mới phải được tiến hành trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận kết quả bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. Quy trình bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mới thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Hướng dẫn này.

Điều 12. Kinh phí tổ chức bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố

Kinh phí tổ chức bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố do ngân sách cấp xã đảm bảo.

Chương III

LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN TRƯỚC KHI CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN

CẤP TRÊN QUYẾT ĐỊNH NHỮNG VIỆC LIÊN QUAN TRỰC TIẾP

ĐẾN QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦA NHÂN DÂN

(Hướng dẫn Điều 22 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn)

Điều 13. Cơ quan có thẩm quyền cấp trên phải tổ chức lấy ý kiến

Cơ quan có thẩm quyền cấp trên quy định tại Điều 22 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường thị trấn, bao gồm:

1. Cơ quan nhà nưc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp (trừ các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị cấp xã).

2. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị khác và cá nhân là chủ đầu tư, ban quản lý dự án các công trình, dự án đầu tư trên địa bàn.

Điều 14. Trách nhiệm của các cơ quan trong việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp trên quy định tại Điều 13 của Hướng dẫn này có trách nhiệm lập phương án, kế hoạch để tổ chức lấy ý kiến nhân dân về những nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của mình, trong đó nêu rõ mục đích, yêu cầu của việc tổ chức lấy ý kiến, những nội dung cần lấy ý kiến, cách thức triển khai, thời gian lấy ý kiến và trách nhiệm tổ chức, phối hợp thực hiện; cử đại diện tham gia quá trình tổ chức lấy ý kiến nhân dân.

2. Phương án, kế hoạch, kèm theo các hồ sơ, tài liệu liên quan và nguồn kinh phí phục vụ cho việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân phải được cơ quan tổ chức lấy ý kiến gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã ở những địa bàn mà quyết định của cơ quan có thẩm quyền sẽ tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của nhân dân.

3. Trên cơ sở phương án, kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân cấp xã có thể lựa chọn một hoặc đồng thời nhiều hình thức quy định tại Điều 20 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn để tổ chức lấy ý kiến của nhân dân.

4. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có trách nhiệm tổ chức việc lấy ý kiến nhân dân theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Điều 15. Tổ chức họp thôn, tổ dân phố để lấy ý kiến nhân dân

1. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố để tổ chức họp thôn, tổ dân phố lấy ý kiến về những việc liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của nhân dân trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định.

2. Trình tự tổ chức cuộc họp thôn, tổ dân phố được thực hiện như sau:

a) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tuyên bố lý do, nêu mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc họp; giới thiệu người để cuộc họp biểu quyết cử làm thư ký;

b) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố trình bày những nội dung cần lấy ý kiến theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp xã, của cơ quan có thẩm quyền;

c) Những người tham gia cuộc họp phát biểu ý kiến, kiến nghị của mình về những nội dung đưa ra lấy ý kiến. Người đại diện cho cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm giải trình về những ý kiến của người dự họp. Thư ký cuộc họp ghi đầy đủ các ý kiến, kiến nghị của những người dự họp và ý kiến giải trình của người đại diện cơ quan có thẩm quyền;

Tuỳ theo từng nội dung cụ thể và theo sự hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp xã mà cuộc họp có thể tiến hành việc biểu quyết đồng ý hay không đồng ý về những nội dung đưa ra lấy ý kiến nhân dân.

d) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có trách nhiệm tổng hợp tất cả các ý kiến, kiến nghị, kết quả biểu quyết (nếu có) của những người tham gia cuộc họp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Điều 16. Tổ chức phát phiếu lấy ý kiến nhân dân

1. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố tổ chức việc phát phiếu lấy ý kiến của cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình để cho ý kiến về những việc liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của nhân dân trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định.

2. Trình tự tổ chức phát phiếu lấy ý kiến của cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình được thực hiện như sau:

a) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố xây dựng kế hoạch tổ chức phát phiếu lấy ý kiến, chuẩn bị mẫu phiếu lấy ý kiến theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc của cơ quan có thẩm quyền; thành lập Tổ phát phiếu lấy ý kiến có từ 3 đến 5 người;

b) Tổ phát phiếu lấy ý kiến trực tiếp đến từng hộ gia đình để phát phiếu cho cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình; tiến hành lấy phiếu của các cử tri đã góp ý và tổng hợp kết quả góp ý;

c) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có trách nhiệm tổng hợp tất cả các ý kiến, kiến nghị của những người tham gia vào phiếu lấy ý kiến, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Điều 17. Tổ chức lấy ý kiến nhân dân thông qua hòm thư góp ý

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức lấy ý kiến nhân dân thông qua hòm thư góp ý; gửi các hồ sơ, tài liệu có liên quan cho Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để phổ biến các nội dung lấy ý kiến đến nhân dân; hướng dẫn địa điểm các hòm thư để người dân đóng góp ý kiến.

2. Thời gian để tổ chức lấy ý kiến nhân dân thông qua hòm thư góp ý ít nhất là 15 ngày liên tục, tính từ ngày niêm yết các nội dung cần lấy ý kiến tại trụ sở Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã đến ngày kết thúc việc lấy ý kiến.

3. Trong thời gian tổ chức lấy ý kiến nhân dân thông qua hòm thư góp ý, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải niêm yết các nội dung cần lấy ý kiến, các hồ sơ, tài liệu liên quan tại trụ sở Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã, tuyên truyền, phổ biến trên hệ thống loa truyền thanh. Thời gian niêm yết và phổ biến trên hệ thống truyền thanh thực hiện liên tục trong thời gian tổ chức lấy ý kiến nhân dân.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổng hợp kết quả lấy ý kiến nhân dân thông qua hòm thư góp ý; lập biên bản xác nhận kết quả và thông báo bằng văn bản đến các Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến các hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố.

Điều 18. Việc tiếp thu các ý kiến đóng góp của nhân dân

1. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân cho cơ quan có thẩm quyền.

2. Cơ quan có thẩm quyền sau khi nhận được báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến nhân dân, phải xem xét tiếp thu và báo cáo kết quả của việc tiếp thu cho Ủy ban nhân dân cấp xã để thông báo đến nhân dân.

3. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền quyết định các nội dung quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn khác với ý kiến đa số của nhân dân đã góp ý thì phải nêu rõ lý do của việc không tiếp thu và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Văn bản giải trình phải gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã để thông báo đến nhân dân.

Chương IV

LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM ĐỐI VỚI CHỦ TỊCH,

PHÓ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ CHỦ TỊCH,

PHÓ CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

(Hướng dẫn Điều 26 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã,phường, thị trấn)

Điều 19. Nguyên tắc chung khi tổ chức lấy phiếu tín nhiệm

1. Việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải được tiến hành thực sự dân chủ, đúng quy định của pháp luật và bảo đảm sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng.

2. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã chủ trì việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Thành phần tham gia lấy phiếu tín nhiệm gồm các thành viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, thành viên Ban Thường vụ của các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp, Trưởng ban thanh tra nhân dân, Trưởng ban giám sát đầu tư của cộng đồng (nếu có), Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố.

Điều 20. Thời hạn lấy phiếu tín nhiệm

1. Việc lấy phiếu tín nhiệm lần đầu đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện sau 2 năm, kể từ ngày các chức danh này được Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu; việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm lần thứ hai trong nhiệm kỳ đó được tiến hành sau 2 năm kế tiếp, kể từ ngày lấy phiếu tín nhiệm lần đầu.

2. Trường hợp Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được bầu bổ sung trong nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cấp xã, nếu thời gian giữ chức vụ trong nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cấp xã chưa đủ 2 năm thì không tiến hành lấy phiếu tín nhiệm trong nhiệm kỳ này.

3. Trường hợp Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được bầu trong 2 nhiệm kỳ liên tiếp, việc lấy phiếu tín nhiệm trong nhiệm kỳ thứ hai được thực hiện sau 2 năm, kể từ ngày được bầu trong nhiệm kỳ thứ hai.

Điều 21. Công tác chuẩn bị hội nghị lấy phiếu tín nhiệm

1. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã chịu trách nhiệm chuẩn bị hội nghị lấy phiếu tín nhiệm theo các bước sau:

a)Xây dựng kế hoạch lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp;

b)Báo cáo với Thường trực Đảng uỷ cấp xã về kế hoạch lấy phiếu tín nhiệm các chức danh trên (sau đây gọi là những người được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm);

c) Thông báo cho những người được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm biết kế hoạch, thời gian, địa điểm và yêu cầu họ chuẩn bị Bản kiểm điểm để gửi cho Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã chậm nhất là 30 ngày trước ngày tổ chức hội nghị lấy phiếu tín nhiệm;

Bản kiểm điểm công tác của những người được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm cần tập trung đánh giá về sự chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; năng lực điều hành, quản lý, mức độ hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao; về đạo đức lối sống; về sự liên hệ, phục vụ nhân dân.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn bản kiểm điểm mẫu để thực hiện thống nhất ở địa phương mình.

d) Chỉ đạo Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố tổ chức hội nghị để nhân dân đóng góp ý kiến vào bản kiểm điểm của những người được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm và tổng hợp ý kiến đóng góp của nhân dân ở thôn, tổ dân phố gửi Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã để báo cáo tổng hợp chung trình bày tại hội nghị lấy phiếu tín nhiệm;

Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố mời người được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm tham dự hội nghị lấy ý kiến đóng góp của nhân dân.

2. Chậm nhất là 10 ngày trước ngày tổ chức hội nghị lấy phiếu tín nhiệm, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã phải gửi giấy mời, kèm theo Bản kiểm điểm công tác của người được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm cho những người thuộc thành phần tham gia lấy phiếu tín nhiệm quy định tại khoản 2 Điều 19 của Hướng dẫn này (sau đây gọi chung là đại biểu chính thức).

Điều 22. Tổ chức hội nghị lấy phiếu tín nhiệm

1. Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm chỉ được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba số đại biểu chính thức tham dự.

2. Ngoài các đại biểu chính thức tham gia hội nghị lấy phiếu tín nhiệm, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã mời đại diện Thường trực Đảng uỷ, Thường trực Hội đồng nhân dân, đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cùng cấp và Thường trực Hội đồng nhân dân, đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp (sau đây gọi chung là đại biểu khách mời). Người được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm được mời tham dự hội nghị này.

Đại biểu khách mời được phát biểu ý kiến, nhưng không được quyền biểu quyết.

3. Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm thực hiện theo trình tự sau đây:

a) Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã chủ toạ hội nghị lấy phiếu tín nhiệm. Đại diện Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tuyên bố lý do, nêu mục đích, yêu cầu, nội dung hội nghị; giới thiệu người để hội nghị bầu thư ký trong số đại biểu chính thức tham gia hội nghị; thư ký thực hiện nhiệm vụ khi có trên 50% đại biểu chính thức tham dự hội nghị biểu quyết tán thành;

b) Người được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm trình bày bản kiểm điểm trước hội nghị và được phát biểu giải trình những vấn đề do các đại biểu tham dự hội nghị nêu ra. Nếu người được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm không thể tham dự hội nghị thì việc đọc bản kiểm điểm sẽ do Chủ toạ hội nghị quyết định;

c) Đại diện Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xãđọc bản tổng hợp ý kiến đóng góp của cử tri và nhân dân ở các thôn, tổ dân phố;

d) Hội nghị thảo luận, đóng góp ý kiến vào bản kiểm điểm của những người được lấy phiếu tín nhiệm;

đ) Hội nghị tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm

Trước khi bỏ phiếu tín nhiệm, hội nghị bầu Tổ kiểm phiếu từ 3 đến 5 người là đại biểu chính thức dự hội nghị. Tổ kiểm phiếu thực hiện nhiệm vụ khi có trên 50% số đại biểu chính thức tham dự hội nghị tán thành.

Tổ kiểm phiếu hướng dẫn thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm, phát phiếu, kiểm phiếu, lập biên bản kiểm phiếu, công bố kết quả kiểm phiếu.

Biên bản kiểm phiếu phải ghi rõ: tổng số đại biểu chính thức được mời; số đại biểu chính thức tham dự hội nghị; số phiếu phát ra; số phiếu thu vào; số phiếu hợp lệ; số phiếu không hợp lệ;số phiếu và tỷ lệ phiếu tín nhiệm và không tín nhiệm của từng người được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm so với số đại biểu chính thức tham dự hội nghị.

e)Thông qua biên bản hội nghị lấy phiếu tín nhiệm

Biên bản hội nghị lấy phiếu tín nhiệm được lập thành 6 bản gửi các cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 23 của Hướng dẫn này và lưu tại Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.

Điều 23. Gửi và xử lý kết quả lấy phiếu tín nhiệm

1. Sau khi kết thúc hội nghị lấy phiếu tín nhiệm, trong thời hạn 5 ngày làm việc, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã gửi báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm kèm theo kiến nghị của mình đến Thường trực Đảng uỷ, Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp, Ủy ban nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp và tổ chức Đảng có thẩm quyền quản lý người được lấy phiếu tín nhiệm để xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

2. Trường hợp Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã kiến nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Hội đồng nhân dân đối với những người được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã báo cáo xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền xem xét việc đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Hội đồng nhân dân gần nhất.

3. Việc bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp xã thực hiện theo Điều 65 của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân và Điều 56 của Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân ban hành kèm theo Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Điều 24. Kinh phí tổ chức việc lấy phiếu tín nhiệm

Kinh phí tổ chức việc lấy phiếu tín nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã do Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp cân đối cho ngân sách cấp xã để Ủy ban nhân dân cấp xã cấp cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp tổ chức việc lấy phiếu tín nhiệm.

Việc lập, sử dụng, quyết toán kinh phí tổ chức việc lấy phiếu tín nhiệm thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 25.Bộ Nội vụ, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệmphối hợp chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn./.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

(Đã ký)

Nguyễn Tấn Dũng

TM. ỦY BAN TW MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Huỳnh Đảm

CÔNG KHAI KQ GIẢI QUYẾT TTHC